Các cơ quan chính quyền Việt Nam đang được huy động để thực hiện một kế hoạch dài hạn mà các nhà phân tích cho rằng sẽ giúp tăng cường sử dụng đội tàu cá của họ để khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông mà họ đang có tranh chấp với năm quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Các kế hoạch tăng cường đánh bắt trên biển cho đến năm 2030 được đưa ra sau nghị quyết được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua hồi năm ngoái. Nghị quyết kêu gọi ‘phát triển bền vững nền kinh tế hàng hải’ và tiến tới việc trở thành ‘cường quốc biển’. Phát biểu trước Quốc hội sáng 30/10, Trung tướng Trần Việt Khoa, Giám đốc Học viện Quốc phòng, thông tin từ đầu tháng 7 đến những ngày cuối tháng 10 này, nước ngoài liên tục đưa lực lượng tới khu vực biển của Việt Nam - nơi Việt Nam đang thực hiện các hoạt động dầu khí để “quấy nhiễu” một cách vô lý. Tọa đàm khoa học "Vùng biển Bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế" do Viện nghiên cứu chính sách pháp luật và phát triển (Viện PLD) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tổ chức. Tọa đàm quy tụ đội ngũ trí thức nổi tiếng như Nguyễn Trung, Vũ Ngọc Hoàng, Lê Văn Cương, Lê Đăng Doanh, Phạm Chi Lan, Nguyễn Trường Giang, Chu Hảo, Hoàng Quốc Hải, Trần Ngọc Vương, Hoàng Ngọc Giao, Lê Mã Lương, Nguyễn Khắc Mai, Trương Triều Dương. Tại đây, các trí thức cho rằng Việt Nam cần kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Chiều 5/10, Thiếu tướng Lê Mạnh Tiến, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, một tàu cá của ngư dân Bình Định bị tàu Trung Quốc truy đuổi, không cho khai thác thủy sản tại khu vực phía Nam Đông Nam tỉnh Khánh Hòa khoảng 112 hải lý. Cơ quan chức năng đang xác minh thông tin Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương Thạch Du 982 tới Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết.
Chang An Jian, tài khoản mạng xã hội của Ủy ban Chính pháp Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 25/9 thông báo về việc triển khai giàn khoan, nhưng không cho biết vị trí cụ thể. Trang tin Hindustan Times của Ấn Độ hôm 2/10 trích lời đại sứ Phạm Sanh Châu cho biết vào ngày 30/9 vừa qua, Trung Quốc đã đưa thêm 28 tàu vào vùng biển Việt Nam bên cạnh hơn 40 tàu khác đã vào vùng biển Việt Nam từ 3 tháng trước đó. Trong một động thái có khả năng gây ra sự tức giận ở Bắc Kinh chỉ vài ngày trước khi Trung Quốc đánh dấu một sự kiện quan trọng, lễ mừng Quốc Khánh 70 năm, tàu sân bay USS Ronald Reagan tiến hành các hoạt động ở khu vực Biển Đông đang tranh chấp, gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc, như những hình ảnh mới cho thấy, theo thời báo The Japan Times. Phản hồi lại tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hôm 18/9:
"Kể từ tháng Năm năm nay, phía Việt Nam đã tiến hành khoan dầu khí đơn phương tại vùng biển Bãi Tư Chính (Wan'an Tan) của Trung Quốc, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của Trung Quốc.
"Đây cũng là hành vi vi phạm các thỏa thuận song phương, bao gồm Hiệp định về các nguyên tắc cơ bản hướng dẫn giải quyết các vấn đề liên quan đến biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, Điều thứ năm của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các điều khoản UNCLOS liên quan.
"Phía Việt Nam cần chấm dứt ngay các hoạt động xâm phạm đơn phương của mình để khôi phục sự yên bình tại vùng biển.
"Các hoạt động của Trung Quốc trong vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc ở Biển Đông là hợp pháp, chính đáng và không phải bàn cãi.
"Chúng tôi muốn tiếp tục làm việc với phía Việt Nam để giải quyết đúng đắn các vấn đề liên quan thông qua tham vấn thân thiện." Bắc Kinh hứa hẹn sẽ chia cho Manila phần nhiều trong một dự án khai thác năng lượng chung ở Biển Đông, với điều kiện Philippines đặt sang một bên nội dung phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) 2016.
Tin tức do phủ tổng thống Philippines chính thức công bố hôm thứ Tư 11/9/2019, sau khi ông Rodrigo Duterte nói chuyện với các phóng viên tối hôm thứ Ba. Dự án được nhắc tới là một liên doanh khai thác khí đốt tại Bãi Cỏ Rong, tên quốc tế là Reed Bank, cách bờ Philippines 140km, nằm hoàn toàn trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Philippines. Khoảng 100 người Việt sinh sống tại Nhật Bản đã tham gia một cuộc biểu tình tuần hành quanh Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối hoạt động của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo trang South China News và IndoPacific_SCS_Info, tàu Lam Kình của Tập đoàn Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) đã xuất hiện trong vùng biển của Việt Nam Trung Quốc cảnh cáo một tàu chiến Mỹ đang di chuyển gần các đảo đang tranh chấp trong Biển Đông rằng tàu này vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, và hối thúc Washington hãy chấm dứt các hoạt động hàng hải có tính cách “khiêu khích”. Theo hãng tin Bloomberg, Quân đội Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) xác định lý lịch của tàu USS Wayne E. Meyer, một tàu khu trục lớp Arleigh Burke có tên lửa dẫn đường, và theo sát con tàu này hôm 28/8 trước khi cảnh cáo tàu phải rời đi nơi khác, theo một chia sẻ trên trương mục WeChat của Bộ Tư lệnh Tác chiến Miền Nam của PLA. Ông Duterte đã nêu phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở Hà Lan trong cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh . Tuy nhiên, ông Tập đã bác bỏ chiến thắng pháp lý của Philippines Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 29-8 khẳng định nước này ủng hộ tự do hàng hải và luật pháp quốc tế ở Biển Đông, đặc biệt Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Mỹ khẳng định việc nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 quay lại vi phạm chủ quyền của Việt Nam ngày 13-8 là "một hành động leo thang căng thẳng của Bắc Kinh, trong các nỗ lực đe dọa các bên tuyên bố chủ quyền khác trong vấn đề phát triển tài nguyên ở Biển Đông". Người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Salvador Panelo, đã đặt nghi vấn về động thái của tàu Trung Quốc khi xuất hiện tại một sự kiện do doanh nghiệp Trung Quốc tổ vào ngày 17/8. Trước đó, ngày 15/8/2019, Phủ tổng thống Philippines lên tiếng bày tỏ quan ngại khi quân đội nước này cho biết lại có thêm 5 tàu chiến Trung Quốc đi qua vùng biển của Philippines mà không thông báo. Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay: tuần này Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John J. Sullivan đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar ở New Delhi để thảo luận một loạt vấn đề từ an ninh khu vực tới quan hệ thương mại Mỹ - Ấn. Đặc biệt, hai vị quan chức đã thảo luận về tầm nhìn của hai nước đối với một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở cũng như cách thức để tăng cường hợp tác Từ Twitter của Ryan Martinson - nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Hải chiến Mỹ tại Newport, Rhode Island, cộng đồng mạng xôn xao thông tin về việc tàu chiến Lý Thái Tổ và Quang Trung được điều ra Bãi Tư Chính. Nhưng ngay sau đó, chính quyền Việt Nam bác bỏ thông tin này. Việt Nam đã giao thiệp với Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tái diễn vi phạm nghiêm trọng, yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam, tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán, các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và luật pháp quốc tế. Tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 của Trung Quốc vừa quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào thứ Ba, ngày 13/8, chưa đầy một tuần sau cuộc quấy rối, xâm phạm chủ quyền Việt Nam kéo dài từ tháng 7-8/2019. Đó là tuyên bố của ông Salvador Panelo, người phát ngôn của tổng thống Philippines, ngày 11-8 về việc nước này có thể nhờ Mỹ hỗ trợ giám sát vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ. Tàu Hải Dương 8 đã quay trở lại bãi đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa của Việt Nam và lảng vảng ngay bên ngoài vùng EEZ của Việt Nam. Chiều 5-8, Liên doanh dầu khí Việt - Nga Vietsovpetro tổ chức chuyên đề “60 năm ngành dầu khí thực hiện ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. Ông Nguyễn Quỳnh Lâm, TGĐ Vietsovpetro cho biết: “Vietsovpetro là đơn vị chủ lực thiết kế, thi công, lắp đặt, gia cố, sửa chữa hệ thống nhà giàn DK1 và khoan giếng thăm dò ở bãi ngầm Tư Chính, ở vịnh Bắc Bộ, góp phần bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam". Chính phủ Philippines đã trao công hàm phản đối Bắc Kinh vì sự hiện diện của hơn 100 tàu Trung Quốc gần đảo Thị Tứ trên Biển Đông. Phó thủ tướng Phạm Bình Minh đã dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN (AMM) tại Bangkok, Thái Lan. Phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh diễn biến phức tạp ở Biển Đông, trong đó có các hành động đơn phương như quân sự hóa, gia tăng tập trận quân sự, đặc biệt là tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tiến hành các hoạt động khảo sát trái phép Trang web Văn Việt (thuộc BVĐ Văn đoàn độc lập) đăng tải bản kiến nghị của 9 tổ chức với 501 cá nhân về vấn đề Bãi Tư Chính. Văn Việt gọi đây là cuộc biểu tình trên mạng. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên án Trung Quốc bằng những lời lẽ đanh thép, cáo buộc nước này có “hành vi bắt nạt” và “làm suy yếu hòa bình và an ninh” khu vực. Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tối 19-7 xác nhận tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông. Trung Quốc cho tập trận bắn đạn thật phía đông khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách mỏ Cá Voi Xanh trong lô 118 mà Việt Nam cho ExxonMobil (Mỹ) hợp đồng khoảng 90 hải lý. 16/7/2019: Tàu 35111 thực hiện cùng kiểu cách như đã làm ở bãi Luconia cũng như chiến thuật Trung Quốc từng làm vào tháng 7-2017 và tháng 3-2018 (đe dọa tại chỗ cùng các áp lực ngoại giao, kinh tế…) khiến Việt Nam phải hủy bỏ hợp đồng khoan dầu ở mỏ Cá Rồng Đỏ thuộc lô 07-03 gần đó với Repsol (Tây Ban Nha). Tàu khảo sát của Trung Quốc Haiyangdizhi 8 (Hải Dương Địa Chất 8, tức HYDZ 8), với sự hộ tống của các tàu cảnh sát biển - đặc biệt là tàu 37111 và tàu 3901 (trọng tải hơn 10.000 tấn), cùng tàu cá dân quân và cả tàu hải quân Trung Quốc theo dõi từ xa - tiến hành khảo sát địa chất tại khu vực trong bồn trũng Tư Chính - Vũng Mây. Tàu cảnh sát biển Trung Quốc 35111 được trang bị vũ khí hạng nặng nêu đậu cách Bãi Tư Chính 40 dặm về phía tây, gây rối hoạt động của dàn khoan Hakyryu-5 (của Nhật, hoạt động từ 15/5/2019). BBC News đăng tải tin cho rằng Việt Nam bị Trung Quốc ép hủy bỏ hoạt động thăm dò mỏ khí lớn tại lô 136-03 (Van An Bắc 21) của Công ty Talisman-Vietnam (công ty mẹ là Repsol Tây Ban Nha). Công ty bị yêu cầu rời khỏi khu vực dù họ đã đầu tư khoảng 300 triệu USD vào thương vụ này. Trung Quốc đe dọa sẽ tấn công vào quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam bất tuân. Đến năm 1996, Việt Nam vận động được hãng Conoco của Mỹ thăm dò dầu khí trong diện tính 14.000km2 tại vùng biển trùng khớp với vùng biển Trung Quốc giao cho Crestone năm 1992. Trung Quốc xem hành vi của Việt Nam là bất hợp pháp, còn Việt Nam thì cho rằng Việt Nam hoàn toàn hợp pháp vì vùng khai thác thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Năm 1994, Việt Nam thuê Vietsovpetro khoan giếng dầu tại vùng tranh chấp nhưng bị Trung Quốc bao vây dàn khoan Crestone Energy Corporation, một công ty của Mỹ được Trung Quốc cấp quyền thăm dò dầu khí trên diện tích 25.155 km2 biển cạnh khu vực bãi ngầm Tư Chính (Trung Quốc gọi tên vùng này là Vạn An Bắc), và ký hợp đồng giao 5.086 km2 tại bãi Tư Chính cho doanh nghiệp này. Crestone tuyên bố họ được bảo hộ và bảo vệ bởi Hải quân Trung Quốc. Việt Nam đã đối phó bằng cách cấp quyền cho hãng dầu khí Mobil của Mỹ và lôi kéo sự quan tâm của Nga. Lúc bấy giờ đã xảy ra vài cuộc xung đột ở bãi Tư Chính giữa Crestone và Mobil. Năm 1982: Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS) được soạn thảo và đồng thuận trong Hội nghị về luật biển Liên Hiệp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 1982 và được thực hiện trong Hiệp ước Thi hành năm 1994. Việt Nam là một trong 130 nước bỏ phiếu thông qua và sau đó cùng 118 nước khác ký UNCLOS năm 1982. Ngày 23-6-1994,
14 Tháng Mười Một, 2019 - Việt Nam mở rộng đội tàu cá để bảo vệ chủ quyền
30 Tháng Mười, 2019 - Trung tướng quân đội lo ngại về tình hình Biển Đông
6 Tháng Mười, 2019 - Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật & Phát triển muốn Việt Nam kiện Trung Quốc
5 Tháng Mười, 2019 - Một tàu cá Việt Nam bị 3 tàu Trung Quốc truy đuổi trên biển Đông
3 Tháng Mười, 2019 - Việt Nam xác minh Trung Quốc đưa giàn khoan tới Biển Đông
3 Tháng Mười, 2019 - Báo Ấn Độ: Trung Quốc điều thêm 28 tàu vào vùng biển Việt Nam
29 Tháng Chín, 2019 - Tàu sân bay Mỹ lại ‘chọc giận’ Trung Quốc khi đi vào Biển Đông
18 Tháng Chín, 2019 - Trung Quốc khẳng định chủ quyền ở Trường Sa và quyền tài phán với vùng biển bãi Tư Chính
11 Tháng Chín, 2019 - Philippines cho TQ ‘khai thác chung’ ở vùng đặc quyền kinh tế
8 Tháng Chín, 2019 - Chừng 100 người Việt ở Nhật Bản xuống đường phản đối TQ
3 Tháng Chín, 2019 - Tàu cẩu TQ Lam Kình di chuyển vào vùng biển VN, chuẩn bị đặt giàn khoan
29 Tháng Tám, 2019 - Trung Quốc cảnh cáo tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo trên Biển Đông
29 Tháng Tám, 2019 - Ông Duterte nêu phán quyết Biển Đông ngay ở Bắc Kinh, ông Tập bác bỏ
29 Tháng Tám, 2019 - Ấn Độ lên tiếng về Biển Đông, nhấn mạnh UNCLOS 1982
22 Tháng Tám, 2019 - Mỹ tố Trung Quốc đe dọa khi đưa tàu Hải Dương 8 trở lại EEZ Việt Nam
18 Tháng Tám, 2019 - Tàu chiến Trung Quốc ra vào biển Philippines như ao nhà
17 Tháng Tám, 2019 - Mỹ muốn hợp tác với Ấn Độ duy trì tự do hàng hải ở Biển Đông
17 Tháng Tám, 2019 - Xôn xao thông tin tàu chiến Việt Nam được điều ra Bãi Tư Chính. Chính quyền Việt Nam bác bỏ thông tin này.
16 Tháng Tám, 2019 - Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ nhóm tàu vi phạm chủ quyền Việt Nam
13 Tháng Tám, 2019 - Tàu Hải Dương 8 Trung Quốc quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam
11 Tháng Tám, 2019 - Phillipines có thể nhờ Mỹ hỗ trợ giám sát vùng đặc quyền kinh tế ở biển Đông.
7 Tháng Tám, 2019 - Tàu Hải Dương 8 Trung Quốc rời bãi Tư Chính tới đá Chữ Thập
5 Tháng Tám, 2019 - Liên doanh dầu khí Việt – Nga Vietsovpetro: “Khoan thăm dò dầu khí ở bãi Tư Chính là góp phần bảo vệ chủ quyền”
31 Tháng Bảy, 2019 - Philippines trao công hàm phản đối Trung Quốc đưa hơn 100 tàu áp sát đảo Thị Tứ
31 Tháng Bảy, 2019 - Việt Nam đưa chuyện tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc vào cuộc họp ASEAN
27 Tháng Bảy, 2019 - Ban vận động Văn đoàn độc lập đăng tải bản kiến nghị của 9 tổ chức với 501 cá nhân về vấn đề Bãi Tư Chính
20 Tháng Bảy, 2019 - Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lên án Trung Quốc bằng lời lẽ đanh thép
19 Tháng Bảy, 2019 - Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
17 Tháng Bảy, 2019 - Trung Quốc cho tập trận bắn đạn thật phía đông khu vực quần đảo Hoàng Sa
16 Tháng Bảy, 2019 - Tàu 35111 can thiệp ép Việt Nam phải hủy bỏ hợp đồng khoan dầu ở mỏ Cá Rồng Đỏ
3 Tháng Bảy, 2019 - Đội tàu Trung Quốc theo dõi từ xa – tiến hành khảo sát địa chất tại khu vực trong bồn trũng Tư Chính – Vũng Mây
18 Tháng Sáu, 2019 - Tàu cảnh sát biển Trung Quốc trang bị vũ khí hạng nặng nêu đậu cách Bãi Tư Chính 40 dặm về phía tây
07 2017 - Trung Quốc ép hủy bỏ hoạt động thăm dò mỏ khí của Công ty Talisman-Vietnam
1996 - Việt Nam – Trung Quốc căng thẳng vì vấn đề thăm dò dầu khí trên vùng biển tranh chấp
1994 - Việt Nam – Trung Quốc xung đột quanh việc Vietsovpetro khoan giếng dầu
8 Tháng Năm, 1992 - Trung Quốc cấp quyền thăm dò dầu ở cạnh Tư Chính cho công ty Crestone (Mỹ), đáp lại, Việt Nam cấp quyền cho công ty Mobil (Mỹ)
10 Tháng Mười Hai, 1982 - Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 được thông qua
157
visits
0
comments