Ngày 28/5, nhà máy đã tiếp nhận những xe rác đầu tiên đi qua trạm cân, chính thức vận hành giai đoạn 1 tiếp nhận xử lý rác sau 21 tháng thi công. Hiện nhà máy tiếp tục hiệu chỉnh kỹ thuật. Khi đi vào hoạt động, nhà máy dự kiến tiếp nhận 450-500 xe rác mỗi ngày. Tại Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, bình quân mỗi ngày, bãi rác tiếp nhận, xử lý khoảng 5.000 tấn rác, cao điểm dịp Tết vừa qua lên tới 5.500 tấn rác/ngày. Ở Phú Thọ, cách đây hơn 2 năm đã triển khai Dự án đốt rác phát điện với số vốn đầu tư trên 2.200 tỷ đồng nhưng đến nay vẫn chưa thể hoạt động. Chiều 22/12, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đi kiểm tra tiến độ xây dựng Nhà máy Điện rác Sóc Sơn. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đề nghị chủ đầu tư thực hiện đúng cam kết với TP về tiến độ và công tác đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường khi dự án đi vào hoạt động. Từ khi đi vào hoạt động (tháng 12/2018) đến cuối tháng 10/2019, Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ đã xử lý được khoảng 175.000 tấn rác thải sinh hoạt của thành phố, tạo ra 53,2 triệu kWh điện. Hiện nay, mỗi ngày, nhà máy xử lý từ 400 - 430 tấn rác, chiếm khoảng 70% lượng rác thải hàng ngày của Cần Thơ, giúp cải thiện hiệu quả môi trường thành phố. Trước những vi phạm khi thực hiện dự án nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Sa Huỳnh, tỉnh Quảng Ngãi đã thi hành kỷ luật hàng loạt cán bộ lãnh đạo.
UBKT Tỉnh ủy Quảng Ngãi vừa quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với các ông Trần Em, Phó trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Phó bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ; ông Nguyễn Quốc Tân, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường. Sáng 16-10, nhà máy đốt rác phát điện thứ 2 của TP.HCM đã được khởi công xây dựng tại khuôn viên nhà máy xử lý rác của Công ty cổ phần đầu tư phát triển Tâm Sinh Nghĩa, huyện Củ Chi, công suất 2.000 tấn rác/ngày. TP.HCM vừa khởi công nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên, giai đoạn 1 công suất 2.000 tấn/ngày, dự kiến hoạt động vào cuối năm 2020. Nhưng công suất này còn quá nhỏ so với lượng rác sinh hoạt hiện nay và thời gian tới. Tại buổi họp báo về định hướng của TP HCM trong xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và chuyển đổi sang công nghệ đốt phát điện tổ chức chiều 26-8, Sở Tài nguyên và Môi trường TP thông tin 3 nhà máy đốt rác phát điện sẽ được khởi công trong tháng 8 và tháng 10-2019 để bảo đảm lượng rác chôn lấp của TP chỉ còn 50% vào cuối năm 2020. Bộ Môi trường Nhật Bản sẽ phối hợp với một số địa phương và doanh nghiệp nước này để hỗ trợ các nước Đông Nam Á xây dựng những cơ sở xử lý và phát điện từ rác thải. Đây cũng là mục tiêu xuất khẩu cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực môi trường của Nhật Bản.
Chương trình hợp tác này dự kiến đến năm tài khóa 2023 sẽ xây dựng khoảng 10 thành phố kiểu mẫu về xử lý rác và phát điện từ rác thải nhằm đối phó với tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm biển, cũng như thiếu điện ngày càng trầm trọng tại khu vực Đông Nam Á. Dừng dự án xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và phát điện tại xã Lương Điền, huyện Cẩm Giàng, đây là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển. Thay vì chôn lấp như hiện nay, Hà Nội, TPHCM và các vùng đô thị lớn ở nước ta được khuyến khích dùng công nghệ đốt rác phát điện để xử lý rác thải sinh hoạt. Ðây là công nghệ tối ưu của thế giới hiện nay, phù hợp định hướng phát triển nền kinh tế tuần hoàn, tái chế của Chính phủ. Thực hiện chủ trương của UBND TP Đà Nẵng, ngày 27-6, gần 40 người dân khu vực bãi rác Khánh Sơn, TP Đà Nẵng và cán bộ P. Hòa Khánh Nam (Q. Liên Chiểu) đã tham gia chuyến tham quan Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ do Sở Tài nguyên và Môi trường TP phối hợp với UBND Q. Liên Chiểu tổ chức. PGS.TS Trần Cát - một chuyên gia về cấp thoát nước, xử lý nước thải và môi trường cho rằng, chính quyền và ngành chức năng TP Đà Nẵng cần cân nhắc, cẩn trọng trong triển khai dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn tại bãi rác Khánh Sơn bằng công nghệ đốt rác phát điện do Cty CP Môi trường Việt Nam đề xuất. Cụ thể là cần xem xét thấu đáo về công nghệ, hiệu quả kinh tế và chi phí vận hành thường xuyên. Chính phủ Nhật Bản cho biết, nước này có kế hoạch hỗ trợ các nước Đông - Nam Á xây dựng những cơ sở xử lý và phát điện từ rác thải. Tại Việt Nam, Hà Nội đang được xem xét đưa vào chương trình xây dựng thành phố kiểu mẫu về xử lý rác và phát điện từ rác. Sáng 29/5, tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh diễn ra lễ khởi công xây dựng nhà máy đốt rác phát điện công nghệ cao đầu tiên của tỉnh Bắc Ninh với tổng mức đầu tư gần 1.400 tỷ đồng. Buổi lễ có sự tham dự của đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo UBND tỉnh Bắc Ninh, Đại sứ Phần Lan tại Việt Nam cùng các cơ quan trung ương và địa phương. Chưa có giấy phép xây dựng (GPXD), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án đã được san gạt xử lý mặt bằng. Để lý giải về vấn đề chậm tiến độ và thủ tục pháp lý này, ông Đỗ Tiến Dũng - Trợ lý Tổng giám đốc Công ty Cổ phần năng lượng môi trường Thiên Ý Hà Nội cho biết, do thủ tục pháp lý của Việt Nam nhiều, thủ tục tương đối phức tạp "Dự kiến tháng 6 này dự án sẽ đi vào khởi công" - Ông Dũng cho biết thêm. Dù kế hoạch khởi công xây dựng nhà máy điện rác Sóc Sơn được dự kiến vào cuối năm 2018 nhưng đến tháng 4/2019, theo khảo sát của phóng viên, khu vực này vẫn là một bãi đất trống. Sau khi hoàn thành Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long (dự án nhiệt điện công suất 600 MW đầu tiên do tư nhân thực hiện), Tập đoàn Geleximco đã tính tới các dự án phát điện mới, nhưng là điện rác. Thành phố Hải Phòng có kế hoạch phối hợp với Tập đoàn Geleximco để xây dựng nhà máy đốt rác phát điện, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường
Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng vừa có buổi làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Geleximco để nghiên cứu về một số dự án đầu tư tại Hải Phòng. Ông Lê Văn Thành – Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hải Phòng - chủ trì cuộc họp cùng Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng, các ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy. Tại Văn bản số 211/TTg-CN ngày 18/02/2019, dự án Nhà máy điện rác Hậu Giang đặt tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang có quy mô công suất 12 MW, trong đó, giai đoạn 1 công suất 6 MW đưa vào vận hành năm 2019 và giai đoạn 2 công suất 6 MW đưa vào vận hành năm 2024. Nhà máy này đấu nối vào hệ thống điện Quốc gia bằng cấp điện áp 22 kV.
Dự án Nhà máy Điện rác Phú Thọ tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ có quy mô công suất 18 MW, trong đó, giai đoạn 1 công suất 9 MW sẽ đưa vào vận hành năm 2020, giai đoạn 2 công suất 9 MW đưa vào vận hành năm 2026. Nhà máy đấu nối vào hệ thống điện Quốc gia bằng cấp điện áp 110 kV. Ngày 8/12, tại xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và Tập đoàn China Everbright Quốc tế tổ chức khánh thành nhà máy xử lý chất thải rắn (rác sinh hoạt) phát điện.
Khi đi vào hoạt động, dự án này sẽ giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm từ rác thải sinh hoạt mà thành phố Cần Thơ phải đối mặt trong thời gian qua. Dự án Nhà máy điện rác Sóc Sơn được lên kế hoạch xây dựng với công suất 4.000 tấn rác mỗi ngày. Công nghệ đốt rác phát điện sẽ thay cho việc chôn lấp gây ô nhiễm môi trường. Nhà máy xử lý rác thải phát điện lớn nhất Đông Nam Á vừa chính thức được khởi công tại xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh, Phú Thọ ngày 12.10.2017. Ngày 24.4, tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (Sóc Sơn, Hà Nội), Nhà máy Xử lý chất thải công nghiệp phát điện đầu tiên của Việt Nam đã được khánh thành, đưa vào sử dụng, hòa lưới điện quốc gia Dự án Nhà máy điện đốt rác Nam Sơn đã tiến hành lễ nổi lửa sau quá trình lắp đặt, chạy thử, vận hành để chuẩn bị hòa đồng bộ và phát điện lên hệ thống lưới điện quốc gia vào cuối tháng 12/2016.
24 Tháng Sáu, 2021 - Nhà máy điện rác Sóc Sơn sẽ vận hành vào tháng 9 này, sau nhiều lần trì hoãn
13 Tháng Năm, 2021 - Hà Nội ‘chốt’ thời gian đốt thử nghiệm với dự án Điện rác Sóc Sơn
13 Tháng Mười Hai, 2019 - Chậm triển khai Dự án đốt rác phát điện ở Phú Thọ
22 Tháng Mười Một, 2019 - Tháng 8/2020, hoàn thành Nhà máy Điện rác Sóc Sơn
16 Tháng Mười Một, 2019 - Biến rác thành điện, Cần Thơ nhẹ nỗi lo rác thải sinh hoạt
26 Tháng Mười, 2019 - Kỷ luật hàng loạt lãnh đạo vì sai phạm ở nhà máy xử lý rác Sa Huỳnh
16 Tháng Mười, 2019 - TP.HCM có thêm nhà máy đốt rác phát điện 2.000 tấn/ngày
30 Tháng Tám, 2019 - Nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên tại TP.HCM: công suất quá nhỏ
27 Tháng Tám, 2019 - TP HCM khởi công 3 nhà máy đốt rác phát điện
29 Tháng Bảy, 2019 - Nhật Bản xuất khẩu công nghệ điện rác sang Đông Nam Á
23 Tháng Bảy, 2019 - Dừng dự án xây dựng Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và phát điện
18 Tháng Bảy, 2019 - Khuyến khích đốt rác phát điện
28 Tháng Sáu, 2019 - Người dân Khánh Sơn Đà Nẵng tham quan Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ
25 Tháng Sáu, 2019 - Dự án đốt rác phát điện tại bãi rác Khánh Sơn gặp nhiều ý kiến trái chiều
9 Tháng Sáu, 2019 - Nhật Bản có kế hoạch hỗ trợ phát triển các cơ sở xử lý và phát điện từ rác
29 Tháng Năm, 2019 - Bắc Ninh: Khởi công nhà máy đốt rác phát điện đầu tiên theo công nghệ Phần Lan
28 Tháng Năm, 2019 - Nhà máy điện rác khổng lồ tại Sóc Sơn vẫn chưa đủ thủ tục pháp lý
10 Tháng Tư, 2019 - Nhà máy điện rác khổng lồ tại Sóc Sơn vẫn chưa được triển khai xây dựng
3 Tháng Tư, 2019 - Geleximco tính chuyện làm điện rác
29 Tháng Ba, 2019 - Hải Phòng xem xét xây dựng nhà máy đốt rác phát điện
25 Tháng Hai, 2019 - Bổ sung 2 dự án điện rác vào Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia
8 Tháng Mười Hai, 2018 - Khánh thành nhà máy đốt rác sinh hoạt phát điện Cần Thơ
7 Tháng Chín, 2019 - Hà Nội sắp khởi công nhà máy điện rác khổng lồ
12 Tháng Mười, 2017 - Lễ động thổ Nhà máy xử lý rác thải phát điện lớn nhất Đông Nam Á tại Phú Thọ
24 Tháng Tư, 2017 - Lần đầu tiên Việt Nam có nhà máy đốt rác phát điện
21 Tháng Chín, 2016 - Dự kiến nhà máy phát điện đốt rác Nam Sơn sẽ vận hành vào cuối năm 2016
790
visits
1
comments
Tôi rất quan tâm đến lĩnh vực này. Ngoài những dự án điện rác như trên, theo tôi biết còn có một số dự án khác đã có chủ trương đầu tư, thậm chí đã khởi công (như ở Sơn Tây- Hà Nội, Thanh Hóa…); một số nhà đầu tư nước ngoài đang vào VN; công nghệ chủ yếu được họ sử dụng; một số nhà đầu tư trong nước khác cũng đang bắt đầu vào lĩnh vực này. Hy vọng sẽ tiếp tục nhận được nhiều thông tin hơn. Cảm ơn tác giả!