Quên mật khẩu
“Đoản ca hành” được viết theo thể hành, chú trọng sự ngắn gọn, súc tích, thể hiện suy tư, tình cảm rõ ràng; mỗi câu bốn chữ, nhịp điệu vừa phù hợp để ngâm, lại vừa có thể phổ nhạc. Bài hành được cho là viết vào năm Kiến An thứ 13 (208), trong đêm trước trận chiến Xích Bích. Bản dịch thuộc dự án Văn chương Kiến An.
Ngụy vương Tào Phi (187 – 266) , người đã cướp ngôi nhà Hán mở ra vương triều Ngụy, luôn bị hiểu là kẻ độc ác giết em tiếm ngôi, và gần như chỉ được biết đến như một đối sách với Tào Thực. Người đời khen thơ Tào Thực, nhưng với tôi tài thơ của Thực không thể so với Phi: So về tình không lai láng bằng, so về hình ảnh thơ không đẹp đẽ bằng, so về thủ pháp để lại cho đời sau cũng còn thua xa.
Truyện tranh Nhật Bản (Manga) hiện nay đang là một hiện tượng phổ biến trên toàn thế giới: người đọc manga đông đảo ở khắp nơi, từ châu Á, châu Mỹ, Phi. Các bộ truyện tranh Nhật cũng được các hãng phim Mỹ mua bản quyền chuyển thể. Ở Việt Nam, Manga du nhập vào từ những năm 80 của thế kỷ XX, để lại nhiều ấn tượng và cái nhìn trái chiều nhau, thậm chí đã nhiều lần gây tranh cãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Do đó, bài viết tập trung cung cấp những thông tin cơ bản nhất xoay quanh Manga – nguồn gốc, bản chất, lịch sử, để người đọc có cái nhìn rõ ràng và khách quan hơn về manga và những thành tựu của nó.
Cách mạng màu hay cách mạng sắc màu (Colour Revolution) là một thuật ngữ được sử dụng để gọi tên các phong trào diễn ra ở các khu vực Đông Âu, Trung Đông, Đông Nam Á… nhằm mục đích thay đổi thể chế, lật đổ độc tài ở các nước có thể chế Xã hội chủ nghĩa.
Hamvas Béla (1897 – 1968) là triết gia, nhà văn độc đáo của đất nước Hungary, mới được dịch và giới thiệu ở Việt Nam từ năm 2013 bởi dịch giả Nguyễn Hồng Nhung. Ngay từ bản dịch đầu tiên ở Việt Nam có tên “Câu chuyện vô hình & Đảo”, Hamvas Béla đã gây xôn xao độc giả yêu thích triết học và tôn giáo Việt Nam bởi những bài tiểu luận triết học kết hợp giữa tâm linh huyền bí và những triết luận để giải mã các hiện tượng thời đại và tinh thần. Từ đâu Hamvas Béla lại chọn cho mình con đường triết học ấy? Và tại sao Hamvas Béla lại có ảnh hưởng tới Việt Nam đến vậy? Những cốt yếu trong triết học của triết gia người Hungary này là gì? Những nền tảng nào một người đọc cần chuẩn bị để tiếp cận triết học của ông? Đó là những nội dung sẽ được trình bày trong buổi Seminar này. Ngay từ khi tác phẩm “Câu chuyện vô hình & Đảo” của Hamvas Béla được NXB Tri Thức ấn hành, Book Hunter rất tự hào là website cộng đồng đầu tiên viết […]
Trong tháng Năm năm 2019, Book Hunter xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc cuốn tiểu thuyết lịch sử Thiên địa phong trần” – Tập 1: Khúc cung oán của nhà văn Hà Thủy Nguyên. “Thiên địa phong trần” xoay quanh những biến loạn chính trị thời Lê Mạt, cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18. Trong đó, Tập 1: Khúc cung oán tập trung khai thác những âm mưu đấu đá trong năm tháng gắng gượng cuối cùng của triều đình chúa Trịnh Sâm và vua Lê Hiển Tông, trước thời điểm Quang Trung tiến quân ra Bắc. Mặc dù chưa đối mặt với họa ngoại xâm, nhưng mầm loạn đã khởi từ nơi triều đình. Trên thượng điện, sủng thần mang bụng khác, chốn khuê phòng, ái phi giấu âm mưu, ngoài biên ải, kẻ cựu thù dấy họa. Trên bức màn loạn lạc của những thế lực chính trị xung đột gay gắt này, những phẩm cách của con người cũng trái chiều nhau đến cực đỉnh. Bản đọc thử: https://bookhunterclub.com/doc-thu-thien-dia-phong-tran-ha-thuy-nguyen/ Nhân vật chính của “Thiên địa phong trần” là Nguyễn Gia Thiều, tác giả của “Cung oán ngâm khúc”. Nguyễn Gia Thiều xuất hiện trong tiểu thuyết không chỉ là một nhà […]
Do những thiếu sót của hệ thống giáo dục chính thống, từ những học sinh – sinh viên cho đến các bậc phụ huynh đều hoang mang tìm đủ các phương pháp học, các trung tâm, các sách hướng dẫn kỹ năng… những mong xây dựng cho mình một tay nghề để có thể vững bước vào đời. Tuy nhiên, khi bước chân ra khỏi hệ thống giáo dục chính thống, một người muốn tìm cho mình một hướng học tập đúng đắn cũng không dễ dàng gì. Họ phải đối mặt với rất nhiều câu tự vấn bản thân và đặc biệt là phải biết “đãi cát tìm vàng” giữa biết bao nhiêu lời quảng cáo hấp dẫn từ các trung tâm giáo dục tư nhân. Thiếu tư duy – khiếm khuyết quan trọng nhất Ở các bậc học phổ thông từ cấp 1 đến cấp 3, giáo trình học trong sách giáo khoa không phải là quá vô dụng. Một học sinh có tư duy và chịu khó học hỏi có thể “giắt lưng” được kha khá kiến thức nền tảng ở rất nhiều lĩnh vực, dù chỉ là ở khía cạnh lý thuyết. Tuy nhiên vấn đề […]
Mặc dù “tâm lý chính trị” không phải là một thuật ngữ mới mẻ gì, tuy nhiên vẫn không có ít bạn đọc vẫn chưa có một hiểu biết đủ chính xác về lĩnh vực này. Nhiều độc giả dễ dàng hiểu “tâm lý chính trị” là những chiêu trò tâm lý được một người hoặc một phe cánh sử dụng nhằm đạt được thêm quyền lực chính trị. Nếu hiểu “tâm lý chính trị” theo nghĩa này thì các bạn đang bị nhầm lẫn giữa “tâm lý chính trị” với “âm mưu chính trị”. Vậy, “tâm lý chính trị” thực sự là gì? “Tâm lý chính trị”, hay “tâm lý học chính trị”, là một ngành nghiên cứu chính trị ở khía cạnh tâm lý, nhờ đó chúng ta hiểu rõ hơn các hành vi chính trị của các chính trị gia cũng như của người dân. Tâm lý chính trị tìm hiểu mối quan hệ tương hỗ giữa các cá nhân và hoàn cảnh khi bị tác động bởi niềm tin, động cơ, nhận thức, khả năng xử lý thông tin…Lý thuyết và thực tiễn tâm lý chính trị đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, ví […]
Đắm chìm… Làn nước một màu xanh lơ… Tia sáng đâu đó le lói chiếu rọi mơ hồ, không thể nắm bắt… Tôi lơ lửng trong một vùng nước mênh mông không xác định! Không thể biết được đâu là đáy! Cũng chẳng có nhu cầu muốn vùng vẫy thoát khỏi sâu thăm thẳm. Tôi chỉ biết rằng mình cứ thế trôi đi… trôi đi… trôi vào một cõi hư vô… Trước mắt tôi ánh sáng bên trên le lói. Nhưng màu xanh lơ ấy quá quyến rũ… Bất chợt tôi thấy mình đang ngồi ở trên giường và viết những điều vô nghĩa lý! Toàn thân tôi rực cháy, mỗi tế bào rung lên như muốn nổ tung! Sự im lặng đáng sợ của đêm đều ẩn giấu trong nó từng khối thuốc nổ! Chỉ cần một mồi lửa, toàn bộ những gì tĩnh lặng này sẽ bị phá tan. Người ta bảo rằng vũ trụ được sinh ra từ một vụ nổ lớn, chả biết thật hư thế nào! Có thể đó chỉ là điều vũ trụ muốn con người tin! Có thể rằng vũ trụ muốn con người phát nổ! Vũ trụ không thể tự châm ngòi […]
Chạy đi Van Gogh Kẻ tháo chạy màu ta Nàng căng bức toan Màu sắc thành kết giới, Nhốt Ngài vào khoảng trống Van Gogh không nhìn Những vệt màu nhợt nhạt Bức toan trắng đục Mơ giấc mộng thiên tài Cọ vẽ gác cả đêm Thao thức Cợt nhả tiếng cười Bảng màu vỡ vụn Nếu nhợt nhạt họa nên toàn bích Cuộc đời đã chẳng thiết đến màu ta Van Gogh cười Nhặt lấy lọ màu Người họa sĩ bất lực bẻ đôi cọ vẽ Bức toan loang lổ Đỏ vàng xanh Chạy đi Van Gogh Đừng để màu sắc thành kết giới Giam hãm là vô nghĩa Với con người Van Gogh lắc đầu Bỏ chạy là vô nghĩa Với con người Thế giới khởi sinh Từ bức toan trắng đục. Nguyễn Hoàng Dương
“Ta có thể ẩn mình trong vỏ hạt dẻ, nhưng vẫn là thượng đế của vũ trụ vô biên” (Trích “Hamlet” – William Shakespeare) 1- Khởi sinh cô độc Ai đang trong này nhỉ Tinh cầu thẫm đỏ Hoả tinh ngùn ngụt lộ trình Ồ hơi máu nồng xác thịt Phàm thai rung động trời chiều Ai có nghe chăng? Xác thịt ơi Đáp lời ta Ngươi cô độc Ta cô độc nhỉ Màu tử sinh sôi sục Cho chật hẹp tinh thần Một vì sao sa phàm thai bừng tỉnh Trái tim nhịp nhịp điệu thiên hà Ôi hư vô đã nhuốm màu tạp nhiễm Kiếp lang thang nay mỏi bước dừng chân Ta ngơi nghỉ trong kiếp phàm nhân Đời là mộng và mộng là quá khứ Tinh bàn kia, trọn một bầu tinh tú Ta xin nhường lại thế nhân Mặc các ngươi xoay vần Ta mệt quá, cả vạn năm cô độc Xoay và xoay vòng vận mệnh luân hồi Lời ai oán tim ta rung thấu cả Giận hờn ta, ngươi hãy cứ quên ta Để ta tự do thống khoái Trút nỗi đau nhân thế bên vò rượu Màu […]
Từ khi ít tuổi, có lẽ là năm hay sáu gì đó, tôi đã biết rằng khi tôi lớn lên tôi sẽ trở thành một nhà văn. Trong quãng từ mười bảy đến hăm tư tuổi tôi đã cố từ bỏ ý định này, nhưng tôi thực hiện điều đó với ý thức rằng tôi đang lăng mạ bản chất đích thực của mình và dù sớm hay muộn tôi sẽ ngồi xuống và sáng tác. Tôi là đứa thứ hai trong số ba anh em, nhưng tôi kém anh cả và hơn em út những 5 tuổi, và tôi gần như không được thấy cha mình cho tới khi tôi tám tuổi. Vì lý do này và một vài nguyên nhân khác tôi khá đơn độc, và sớm hình thành lối sống bất tuân khiến tôi không được yêu quý trong suốt thời đi học của mình. Tôi có thói quen của một đứa trẻ cô đơn khi tạo nên các câu truyện và dựng nên những cuộc đối thoại với những người tưởng tượng, và tôi nghĩ rằng ngay từ ban đầu niềm đam mê văn học của tôi đã được trộn lẫn với cảm giác cô độc […]
Đạo giáo là một tôn giáo lớn xuất phát từ Trung Quốc và có ảnh hưởng lớn tại Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Do thiếu các kiến thức về Đạo giáo hoặc chỉ nhìn nhận Đạo giáo một chiều nên chúng ta thường lầm tưởng rằng Đạo giáo không có ảnh hưởng lớn bằng Nho giáo và Phật giáo, nhưng trên thực tế, tôn giáo này có nền tảng lâu đời và cách phát triển phức tạp, đặc biệt là khi được truyền tới Việt Nam. Do đó, tôi xin phép được viết một loạt bài về Đạo giáo mang tính chất giới thiệu và đối chiếu, so sánh về tôn giáo này để các bạn đọc có thể có những nhận định chính xác hơn, qua đó cũng có thể hiểu hơn các phong tục và tín ngưỡng của người Việt hiện nay. Tổ chức Đạo giáo đầu tiên tại Trung Quốc Với một cái nhìn khái lược, chúng ta thường cho rằng Đạo giáo được hình thành từ những người sùng tín luận thuyết của Lão Tử và Trang Tử. Nhưng trên thực tế, tổ chức Đạo giáo đầu tiên được thành lập cách thời đại Lão […]
Đại danh họa Leonardo da Vinci (1452 – 1519), cùng với Michaelangelo, là hai danh họa mở đầu cho thời kỳ Phục Hưng. Tuy nhiên, khác với Michaelangelo, tranh của Leonardo da Vinci còn ẩn chứa nhiều những đột phá về tư tưởng và các quan niệm khoa học chưa được giải mã. Những bí ẩn trong các bức họa của Leonardo da Vinci đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều bộ phim Holywood mà nổi tiếng nhất là phim điện ảnh “Da Vinci’s code” và TV series “Da Vinci’s Demons”. Leonardo lớn lên ở Firenze (hay còn gọi là Florence). Lúc này, tại đô thị cổ Firenze, gia đình Medici đang thực hiện công cuộc đưa tri thức trở lại thế giới phương Tây, thức đẩy phát triển thương mại và khoa học. Quyền lực của nhà Medici trở thành một thế đối trọng với quyền lực của giáo hội. Do đó, các ý tưởng và tài năng của Leonardo đã được bộc lộ không cần giấu diếm ở Firenze. Ông đã đưa ra các ý tưởng vượt thời đại của mình như đặc biệt là khái niệm về máy bay trực thăng, xe tăng, dù nhảy, sự sử […]
ĐIỆN ẢNH, THỊ HIẾU VÀ LỊCH SỬ PHẢN ÁNH THỰC TẠI QUA MÀN ẢNH
MONTAGE XÔ VIẾT, ẤN TƯỢNG, SIÊU THỰC, TÂN HIỆN THỰC VÀ SỰ ĐA DẠNG THỂ LOẠI
Thời gian: Từ ngày 9/8/2008 đến ngày 27/8/2008 Địa điểm: Thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Người thực hiện: Bùi Minh Hào, cộng tác viên Sở VHTT&DL Lào Cai. Nội dung: Khảo sát về Lễ Pút Tòng của người Dao Đỏ ở thôn Sả Xéng, xã Tả Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Xem các bài về Lễ Pút Tồng của người Dao Đỏ ở xã Tà Phìn, Sa Pa, Lào Cai tại đây: https://foxstudy.org/tag/le-put-tong-cua-nguoi-dao-do/ Tả Phìn là một xã vùng cao nằm ở phía bắc của huyện Sap Pa, tỉnh Lào Cai, cách thị trấn Sa Pa khoảng 12km. Trong xã có ba dân tộc anh em cùng sinh sống là người Dao, người Hmông và người Kinh. Người Dao ở Tả Phìn thuộc nhóm Dao Đỏ (Miền Xí), là một cộng đồng tương đối đặc biệt, họ còn lưu giữ được khá nhiều nét đặc sắc trong nền văn hoá truyền thống của họ. Trong cuốn “Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam” (Nxb Khoa học Xã hội, 2004), Nguyễn Khắc Tụng đã chia nguời Dao Đỏ vào nhóm Đại bản thuộc phương ngữ thứ nhất (là phương […]
Quan niệm phổ biến hiện nay cho rằng các học giả có xu hướng Đạo gia là những người theo Đạo giáo. Điều này e rằng không được xác đáng. Các tư tưởng Đạo gia có từ thời Tiên Tần như của Lão Tử, Liệt Tử, Trang Tử… mặc dù có ảnh hưởng lớn đến nhiều tông phái của Đạo giáo, nhưng người ưa thích triết lý vô vi, thích lối sống tiêu diêu tự tại không hẳn đã chấp nhận các yếu tố khác của Đạo giáo như phong thủy, dịch số, chiêm tinh, bùa phép… Thái độ “quy ẩn” do ảnh hưởng từ học thuyết Đạo gia xuất hiện trong tư tưởng của nhiều Nho sĩ với tư tưởng xuất thế. Tôi sẽ quay lại bàn kỹ hơn về tư tưởng xuất thế ở chùm chủ đề về Nho giáo sau khi hoàn thành chùm bài về Đạo giáo. Ở đây, tôi muốn nói rằng các quan điểm về sống theo lẽ tự nhiên, quy ẩn, xuất thế, tiêu diêu tự tại không phải “thương hiệu độc quyền” của Đạo giáo. Đạo giáo chỉ mượn tư tưởng Đạo gia để bồi đắp cho các hệ thống tín ngưỡng […]
Bài Diễm kể việc trước khi xuất sư, ý kiến các tướng đa số đều chủ trương nam chinh đánh Lưu Biểu, duy chỉ có Quách Gia chủ trương bắc chinh đánh tập đoàn họ Viên và Ô Hoàn để củng cố hậu phương. Cuối cùng Tào Tháo theo lời Quách Gia. Bản dịch thuộc dự án Dịch Văn chương Kiến An.
Bản dịch của Hà Thủy Nguyên Mở bung ô giấy dầu, lẻ bướcPhảng phất nơi xa ngái, vời vợiHiu hắt trắng ngõ mưa rơiTa mong mỏi ngóng chờMột dáng hình như đóa đinh hươngNàng tựa như tủi lại như hờn. Nàng đấy ưDung nhan nàng dáng vẻ đinh hươngHương thơm nàng ngát vẻ đinh hươngU sầu nàng đượm dáng đinh hươngTủi hờn nơi ngõ mưaLại phảng phất nhớ thương. Nàng phảng phất nơi mưa trắng quạnh hiuÔ giấy dầu ngõ mưaĐơn độc như taCũng đơn độc như taÂm thầm bước ngập ngừngCũng âu sầu, lạnh lẽo, thê thương. Nàng lặng lẽ tới gầnTới gần, lại bước quaMắt ánh lộ một vẻ bâng khuângNàng thoảng quaQuẩn quanh như giấc mộngMênh mang hiu hắt quẩn quanh như giấc mộng Thoảng qua trong giấc mộngVẫn một đóa đinh hươngTôi thoáng gần nàng khoảnh khắcNàng lặng lẽ bước xa xăm, xa xămXa xăm nơi bờ tường đổ nátNgõ mưa đã tận rồi. Đường quanh quẩn mưa sầuNhan sắc nàng phai nhạtHương thơm nàng tản mátVà ngay cả nàng, cũng tiêu tanÁnh mắt đượm vẻ bâng khuângĐinh hương vẫn cứ buồn thương Mở bung ô giấy dầu, lẻ bướcPhảng phất nơi xa ngái, vời vợiHiu […]
Mưa là mưa là mưa òa đêmThắp trăng cao xiêm lụa ngón mềmNhạc trần ban nghìn năm ngủRượu trời ủRưới thiên thu Trăng là trăng buồn thâu dạ duTắm Ngân giang chưa sạch oán thùNhịp vũ điên mời sóiCánh tiên rũNgàn điệu tru Ta là hươu là nai là aiBước mê man đường mộng vẫn dàiNào lang sóiNào hoang vu nhân loạiĐến mà ru… Minh Hùng
Ngày lại ngày tôi suy ngẫm Đêm lại đêm tôi buột miệng thốt lên “Tôi từ đâu tới, tôi đang làm gì?” Tôi không biết. Linh hồn tôi tới từ đâu đó, hẳn vậy rồi và tôi sẽ kết thúc tại khởi đầu Cơn say bắt đầu nơi tửu quán Khi tôi trở về nơi tôi ra đi Tôi sẽ thức tỉnh. Còn giờ đây, Tôi khác nào chú chim tới từ xứ lạ bị nhốt trong lồng Ngày tươi sáng sẽ tới khi tôi cất cánh Nhưng giờ đây kẻ nào đang nghe bằng chính đôi tai tôi? Kẻ nào đang nói bằng chính miệng của tôi? Kẻ nào đang nhìn bằng mắt tôi? Hỡi linh hồn thực sự, ngươi là gì? Tôi chẳng thể ngừng tự vấn Câu trả lời, giá như tôi từng được nhâm nhi, Tôi đã phá tan cái lồng giam hãm Tôi không tự nguyện tới đây, nên tôi chẳng thể rời đi bằng cách đó Kẻ nào mang tôi tới đây sẽ đưa tôi trở về. Bài thơ này, tôi chưa từng biết trước Tôi chưa từng lên kế hoạch đời mình Khi ngôn từ rung động Tôi lặng im […]
Có một cộng đồng tinh thần. Hãy tham gia, và tận hưởng hân hoan khi bước đi giữa phố đông ồn ã và được làm tiếng ồn trong đó. Uống cạn đam mê và mặc người đời cười chê Nhắm mắt lại để nhìn bằng con mắt khác Mở rộng bàn tay, nếu bạn muốn được ôm Hãy ngồi xuống vòng tròn này. Đừng hành xử như một chú sói, hãy cảm nhận Tình cảm của người chăn cừu ngập tràn nơi bạn. Màn đêm xuống, cuộc dạo bước thân yêu. Đừng vừa lòng với sự an ủi này Hãy từ chối thức ăn. Để được nếm vị từ đôi môi tình nhân Bạn than vãn, “Cô ấy bỏ tôi.” “Anh ấy bỏ tôi.” Hàng tá người khác sẽ tới. Vứt bỏ mọi lo lắng Nghĩ về người tạo ra những suy tư Tại sao bạn chịu giam hãm trong ngục tối khi cánh cửa vẫn rộng mở? Hãy thoát khỏi mụ mị trong sợ hãi. Hãy sống trong tĩnh lặng. Hãy thả mình xuôi và xuôi mở rộng vòng tồn tại của mình Lê Duy Nam dịch […]
Xem các bài về Lễ Pút Tồng của người Dao Đỏ ở xã Tà Phìn, Sa Pa, Lào Cai tại đây: https://foxstudy.org/tag/le-put-tong-cua-nguoi-dao-do/ Chuẩn bị cho lễ pút tồng Bao gồm các việc: – Chọn ngày cử hành lễ pút tồng và chọn giờ để bắt đầu pút tồng – Chọn người làm chủ lễ – Chuẩn bị các đồ lễ sẽ sử dụng trong buổi lễ pút tồng. + Chọn ngày cử hành lễ và chọn giờ để bắt đầu làm lễ: Thông thường, các dòng họ người Dao Đỏ sẽ tổ chức pút tồng vào ngày đầu năm mới (theo lịch âm), tức là dịp tết nguyên đán. Họ tổ chức pút tồng vào ngày mồng 1 hoặc mồng 2 tết. Công việc chọn ngày do người trưởng họ (tộc trưởng) quyết định và ông ta cũng là người đi nhờ thầy cúng xem và chọn giùm cho nếu ông ta không biết về vấn đề này. Các dòng họ đều có những ngày kiêng kỵ khác nhau. Nếu ngày kiêng kỵ của họ mình mà trùng ngày mồng 1 tết thì họ phải chuyển qua tổ chức pút tồng vào ngày mồng 2 […]
Michelangelo (1475 – 1564) là kiến trúc sư, điêu khắc gia, họa sĩ, kỹ sư và nhà thơ trong thời kỳ Phục Hưng. Cùng với Leonard da Vinci, ông là một trong các tác gia vĩ đại nhất đã tạo nên phong cách thẩm mỹ của Phục Hưng ở phương Tây. Không giống như Leonard da Vinci vốn có rất nhiều ý tưởng thú vị trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, Michelangelo đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật với các tuyệt tác kỳ vĩ. Khi còn sống, ông được người đời gọi là Il Divino (“người siêu phàm”). Những tác phẩm của Michelangelo đã thực hiện việc trần gian hóa các thế giới thần thánh một cách ngoạn mục. Thần và các bậc thánh qua tác phẩm của Michelangelo được biểu hiện với vẻ đẹp tuyệt hảo của thể xác chứ không khắc kỷ và xa vời như những tác phẩm của Kito giáo trước đó. Từ ấy, ông tạo ra xu hướng lấy vẻ đẹp của con người làm chuẩn mực của tự nhiên và thần thánh. Trái với Leonard da Vinci người chủ trương lấy tự nhiên làm chuẩn mực, Michelangelo coi tự nhiên là sự […]
Raphael (1483 – 1520) là kiến trúc sư, họa sĩ xuất chúng của nền hội họa Phục Hưng Italia. Ông cùng với Michelangelo và Leonardo de Vinci là ba bậc thầy vĩ đại nhất của thời kỳ đỉnh cao Phục Hưng ở phương Tây. Với lượng lớn tác phẩm xoay quanh chủ đề tôn giáo, Raphael được người đời xưng tụng là “Thánh hội họa” của thời kỳ huy hoàng này. Raphael sinh ra trong một gia đình họa sĩ phục vụ cho giới cầm quyền ở Urbino, một thành phố nghệ thuật miền trung nước Ý. Nhờ đó, ông không những được học hành bài bản theo những khuynh hướng và kỹ thuật truyền thống của gia đình, mà còn sớm quen thuộc với đường lối cư xử của giới thượng lưu. Với tài năng nổi bật, Raphael sớm trở nên nổi tiếng. Năm 1504, khi đến Florence, thành phố ươm mầm sáng tạo cho phong trào Phục Hưng, Raphael va chạm với những xu hướng nghệ thuật mới mẻ và nhanh chóng bị ảnh hưởng bởi những tác phẩm của Leonardo de Vinci, Michelangelo và cả Fra Bartolommeo. Tiếp xúc với các nghệ sĩ bậc thầy là […]
Xem các bài về Lễ Pút Tồng của người Dao Đỏ ở xã Tà Phìn, Sa Pa, Lào Cai tại đây: https://foxstudy.org/tag/le-put-tong-cua-nguoi-dao-do/ Quá trình diễn ra lễ pút tồng của người Dao Đỏ. Quá trình này diễn ra theo các bước như sau: Thông báo cho tổ tiên biết ngày pút tồng. Lễ cúng tổ tiên trước khi pút tồng. Lễ pút tồng. 3.1. Lễ thông báo cho tổ tiên biết về ngày tổ chức pút tồng Lễ pút tồng có thể diễn ra vào ngày mồng 1 hoặc mồng 2 tết nhưng làm lễ thông báo cho tổ tiên thì nhất thiết phải là ngày cuối cùng của năm cũ. Lễ thông báo diễn ra đơn giản, chủ nhà chuẩn bị bánh dày để đặt lên bàn thờ tổ tiên của nhà mình, thường là một đôi bánh dày, rót 5 chén rượu và một chén nước chè sạch để lên. Năm chén rượu để thành một hàng phía trước bàn thờ, chén nước chè sạch để ở phía trước năm chén rượu. (Nước chè sạch là nước chè ở trong bình mà chưa ai rót uống cả, hay chỉ nấu lên dành riêng cho việc […]
Cà phê Gặp gỡ & Đối thoạiChủ đề : Cải cách giáo dục Nhật Bản thời hậu chiến (1945-1950)Diễn giả : NNC NGUYỄN QUỐC VƯƠNGChủ trì : NNC ĐÀO TIẾN THIThời gian : 14:30-17:00 thứ Bảy, ngày 6/7/2019Địa điểm : Cà phê thứ Bảy Hà Nội, 3A Ngô Quyền, Q.Hoàn KiếmĐể hiểu giáo dục Nhật Bản đương đại không thể không tìm hiểu về cuộc cải cách giáo dục ở Nhật Bản diễn ra ngay sau khi Nhật Bản bại trận và đầu hàng quân đội Đồng minh (8/1945). Cuộc cải cách này đã làm thay đổi những nền tảng cơ bản của trong triết lý, nội dung, phương pháp giáo dục, tạo ra những con người mới kiến tạo nên Nhật Bản hiện đại.Trong phần trình bày, diễn giả sẽ làm rõ bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc cải cách với trọng tâm là sự chuyển dịch của các giá trị trong lòng xã hội Nhật Bản thời hậu chiến cũng như sự tác động và vai trò của người Mĩ.Diễn giả cũng sẽ phác họa những nét chủ yếu về các nội dung và động thái cải cách cụ thể của giáo dục Nhật Bản nhìn từ […]
Tự do trí tuệ và Tự do học thuật là những yếu tố căn bản trong việc xây dựng một chiến lược nhân tài của quốc gia, nhưng nếu tri thức không được tiếp cận một cách tự do và bình đẳng thì những khái niệm vừa được nêu ra chỉ là những ngôn từ sáo rỗng. Trong cả tự do trí tuệ hay tự do học thuật đều bao hàm ba kiểu quyền lợi: quyền tiếp cận, quyền lựa chọn và quyền biểu đạt. Trong đó, quyền tiếp cận đóng vai trò nền tảng hơn để xây dựng một hệ thống tri thức và học thuật tự do. (Đọc thêm về Tự do học thuật và Tự do trí tuệ: https://bookhunterclub.com/tu-hoc-thuat-va-tu-tri-tue/ ) Các vấn đề của quyền tiếp cận tri thức có đôi nét khá giống với quyền tiếp cận thông tin nhưng có nhiều điểm rất khác. Sự khác nhau này mấu chốt nằm ở sự khác biệt giữa “tri thức” và “thông tin”. Thông tin là một tập hợp dữ liệu liên quan đến một thực tiễn nào đó. Thực tiễn này vì nhiều lý do có thể bị giấu kín hoặc cần được tiết lộ, tùy thuộc và quan […]
Những cuộc cách mạng màu đưa ra một số câu hỏi không chỉ liên quan đến chuyển đổi chính trị ở Georgia, Ukraine và Kyrgyzstan, mà còn là những bối cảnh địa chính trị rộng lớn hơn nơi diễn ra những cuộc cách mạng này, những sự kiện này bằng cách nào có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các cường quốc chính trị cạnh tranh ở lục địa Á – Âu và mức độ thay đổi chính trị lâu dài. Câu hỏi đầu tiên là liệu các môi trường chính trị hoặc điều kiện chung có góp phần vào các cuộc cách mạng màu hay không? Độ mở tương đối của thể chế trước đó, sức mạnh của xã hội dân sự và mức độ tự do mà các công dân được hưởng, độ lan rộng sự mất tín nhiệm vào chính phủ hiện tại, tất cả đều là những lĩnh vực cần được khám phá. Một hệ thống lý giải khác lại xem xét các đối lập chính trị, mức độ thống nhất, quyền lực và độ phổ biến của xung đột, và quy mô mà Cách mạng màu là một phần của chiến lược phản […]
Một trong những sai lầm căn bản của những người nghiên cứu về Đạo giáo ở Việt Nam và trên thế giới đó là họ nhầm lẫn giữ tư tưởng Đạo gia với hệ thống Đạo giáo đã bị pha tạp trong suốt dòng biến chuyển lịch sử. Sai lầm này khiến những suy luận về tư tưởng Đạo gia bị bóp méo còn những yếu tố tôn giáo của Đạo giáo thì không được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng về tính chất mà bị khiên cưỡng miêu tả theo hệ thống khái niệm của Đạo gia. Video về sự khác biệt giữa tư tưởng Đạo gia và Đạo giáo do Hà Thủy Nguyên trình bày trong chuỗi Online Review của Book Hunter:
Tự do học thuật là vấn đề then chốt trong việc nâng cao dân trí. Một nền học thuật không tự do, tức là không có sự lành mạnh thì không có giáo dục nhân văn, không có tự do tư tưởng, và điều đó đồng nghĩa với việc hết thế hệ này đến thế hệ khác, người dân trở thành đám đông bị dắt mũi bởi các thế lực kiểm soát hệ thống. Chính trị hóa nền học thuật là một trong những trở ngại lớn cần phải đối mặt ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới chứ không phải chỉ riêng Việt Nam. Bởi, bản chất của học thuật là hoàn toàn “vô chính phủ”, nghĩa là để giữ một thái độ khách quan và vì cộng đồng, giới học giả cần thiết phải đứng ngoài sự ảnh hưởng tư tưởng của nhà nước hay dân tộc của mình. Đương nhiên điều này là rất khỏ thực hiện và khó được chấp nhận. Tuy nhiên, nếu Tự do học thuật chỉ được hiểu là chống lại chính trị hóa học thuật thì đó là cách nhìn hoàn toàn thiển cận về vấn đề này. Bởi khả […]
Hà Nội là một mảnh đất chứa nhiều bí ẩn, với nhiều tục thờ cúng thần quỷ xa xưa đã được Nho giáo hóa hoặc Phật giáo hóa. Tôi luôn muốn tìm hiểu một cách tổng thể về các thần và quỷ được thờ ở Hà Nội, cũng muốn qua đó hiểu hơn về các sắc dân đã an cư và lập nghiệp tại đây. Đây là những ghi chép của tôi, có thể có những phần suy luận chưa có đủ căn cứ. Đây không phải là bài nghiên cứu hoàn chỉnh. Khoanh vùng địa bàn Hà Nội Trước đổi mới, Hà Nội có địa vực hẹp hơn, chỉ bao gồm các quận nội thành Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa và 4 huyện ngoại thành Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm. Năm 2003, Hà Nội có thêm quận Long Biên. Từ năm 2008, Hà Nội đã sát nhập toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tôi chọn địa bàn Hà Nội mới có từ 2008, bởi vì nếu hình dung về một Hà Nội trước thời Lý và […]
Trích từ bài viết “Hệ thống thờ cúng thần của người Việt” của tôi. “Thần” là một khái niệm rất khó định nghĩa cho dù ở bất cứ nền văn hóa nào. Một cách mơ hồ, ta có thể hiểu “thần” như một lực lượng siêu nhiên ở bên ngoài đời sống hiện hữu của con người nhưng vẫn có thể tác động đến số phận của mỗi cá nhân. Con người một các tự nhiên, đã sớm ý thức được cái chết của mình và sợ hãi tới mức lo lắng về tính chất hư vô của cái chết, và không chỉ có thế, họ tìm mọi cách để giữ gìn đời sống an toàn mà họ đang sở hữu với những người họ yêu thương, những gì họ sở hữu… Thế nhưng theo quy luật tự nhiên, không có gì là vĩnh cửu, con người phải đối mặt với sự mất mát ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Nguyên nhân của sự mất mát cho dù là khách quan hay chủ quan thì cũng dễ khiến con người cảm nhận thấy một điều gì đó vô hình chi phối số phận của bản thân. Thế giới vô […]
Hân hạnh giới thiệu đến các bạn một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Khóa học này có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng trong lĩnh vực kinh tế, quản trị đô thị. Theo dõi series này cũng là một dịp để thỏa trí tò mò khi được nhìn các vấn đề lớn qua lăng kính của chuyên gia hàng đầu. Người hướng dẫn là Edward Glaeser, Giáo sư Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chính sách phát triển đô thị, tác giả của cuốn sách bestseller “Chiến thắng của đô thị”. Trong bài đầu tiên này, ông sẽ giải thích mối liên hệ phụ thuộc giữa nhu cầu cần sống ở đô thị của người dân với mức lương và các tiện ích nhận được của họ khi được sống ở đô phố đó. [Vietsub: Minh Hùng Book Hunter – Nguồn video: Youtube Channel CitiesX] Dưới đây là nội dung của khóa học (thực hiện bởi Đặng Thơm): Phần lớn khóa học này sẽ thú vị và bắt mắt về mặt hình ảnh. Nhưng tôi là một nhà kinh tế học, […]
Gió lộng lầu caoNgựa khua vó ngạoKim ô liệng tâyĐàn ngân khúc dạoThương muôn ngày cánh nhỏ lang thangTà dương chớp rực mắt phượng hoàngMộng kết mưa xanh buồn lay lá liễuChuếnh choáng chiều chuông chùa chuốc rượuDặt dìu tơ chạm phiến mây tan Ta nâng đànMê loạn núi nonNàng rủ áoPhất điệu mềm cố quốcThuyền ai xuôi bến nướcLòng vương phấn lem hồng Cây reo chẹn nẻo gió đôngNgàn năm thu chưa nở hếtLuống cúc ngủ trong vườnThầm thĩ nụ nhen hươngThẹn tiên nương cánh ướt lệ trần Thành cổ mây loangNgựa nện vó trầmDế gảy tịch tangĐêm tàn sầu khúcAi về chốn xưa soi đáy nước?Dao vàng thả tóc hoang… Minh Hùng
Người Hà Lan còn nhớ mãi đến ông như một người đóng góp quan trọng cho Thời đại hoàng kim của hội họa Hà Lan thế kỷ 17. Lịch sử hội họa thế giới trang trọng đặt tên ông bên cạnh những danh họa hàng đầu: Leonardo da Vinci, Michelangelo, Paul Rubens, Albrecht Durer… Ông là Rembrandt, một tài năng thiên phú phải trải qua cuộc đời thăng trầm cay đắng, nhưng luôn bỏng cháy đam mê bên giá vẽ. Rembrandt van Rijin (1606-1669) sinh ra trong một gia đình khá giả, được hưởng một nền giáo dục bài bản. Bộc lộ đam mê nghệ thuật từ sớm, cậu bé Rembrandt miệt mài học nghề vẽ trong các xướng họa địa phương, rồi tìm thầy dạy ở thủ đô Amsterdam. Tài hoa nở rộ, Rembrandt nhanh chóng thu hút được sự chú ý của công chúng và thậm chí cả các nhà chính trị cũng rất tán dương. Những tác phẩm giai đoạn đầu này của ông chủ yếu về đề tài tôn giáo hoặc các câu chuyện ngụ ngôn, với cỡ nhỏ, tỉ mỉ, giàu chi tiết và có kỹ thuật nắm bắt ánh sang, phối màu tài tình. […]
Mời các bạn cùng theo dõi video số 2 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Tiếp nối bài học lần trước, trong video mới này, ta sẽ tìm hiểu chi phí xây dựng có ảnh hưởng quyết định đến nguồn cung không gian đô thị như thế nào.====Khóa học này có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng trong lĩnh vực kinh tế, quản trị đô thị. Theo dõi series này cũng là một dịp để thỏa trí tò mò khi được nhìn các vấn đề lớn qua lăng kính của chuyên gia hàng đầu.Người hướng dẫn là Edward Glaeser, Giáo sư Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chính sách phát triển đô thị, tác giả của cuốn sách bestseller “Chiến thắng của đô thị”.[Vietsub: Minh Hùng – Book Hunter – Nguồn video: Youtube Channel CitiesX]====✤ Đọc thử “Chiến thắng của đô thị” của Edward Glaeser tại link: https://bookhunterclub.com/doc-thu-chien-thang-cua-do-thi-edward-glaeser/?fbclid=IwAR14oBU3ixRDpmIL_O0bBoTlbGt0xymtRLYdWFNmhqlWId9TmaMeXIBHftA ✤ Đọc thử “Sinh tồn của đô thị” của Edward Glaeser & David Cutler tại link: https://bookhunterclub.com/doc-thu-sinh-ton-cua-do-thi/ ✤ Tìm mua sách tại đây: https://www.facebook.com/HuntersBookstore/?ref=pages_you_manage […]
Trấn Sơn Tây hay tỉnh Sơn Tây cũ có một địa vị quan trọng ảnh hưởng đến văn hóa thờ cúng tại Hà Nội nói chung và trung tâm Hà Nội nói riêng. Địa danh “Sơn Tây” được nhắc đến đầu tiên dưới thời Lê Thánh Tông. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) Lê Thánh Tông quan sát địa thế khu vực này thấy nơi đây có địa hình đồi núi lại nằm ở phía Tây thành Thăng Long, nên đặt tên là “Sơn Tây thừa tuyên”. Về căn bản, trấn Sơn Tây nằm chủ yếu trên 2 địa bàn: Khu vực quanh dãy núi Ba Vì và khu vực quanh ngã ba Bạch Hạc. Mặc dù khu vực quanh ngã ba Bạch Hạc thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ, nên tôi sẽ vẫn nhắc qua những điểm cốt yếu. 1. Sơn Tây qua dòng lịch sử Đây là vùng đất cổ với nhiều di chỉ khảo cổ từ thời văn hóa Sơn Vi, Phùng Nguyên… rải rác trên toàn bộ tỉnh. Điều này cho thấy đây là khu vực dân cư cổ. Theo “Sơn Tây tỉnh địa chí” của ông Phạm Xuân Độ, trấn Sơn Tây thời Hùng Vương […]
The Last Supper Đã hơn một lần tôi được người ta đặt câu hỏi, và tôi cũng đã gặp nhiều người khác tỏ ra bối rối mơ hồ về phần nghệ thuật Phục Hưng và Baroque. Thực tế, dù đã có nhiều khóa học về lịch sử và thưởng thức mỹ thuật, tôi vẫn phải bỏ ra nhiều giờ tự học để thực sự nắm được sự khác biệt giữa hai phong cách này. Hầu hết mọi người đều hiểu rằng nếu một bức tranh hay một công trình điêu khắc được tạo ra ở châu Âu giữa những năm 1300 – 1600, thì nó là một tác phẩm Phục Hưng. Còn nếu tác phẩm châu Âu nào được làm ra giữa những năm 1600 – 1750 thì nó hẳn phải là Baroque. Nhưng nếu bạn không rõ năm tác phẩm ra đời, hoặc bạn không biết tác giả hay thời gian nghệ sĩ đó sống, làm sao bạn có thể biết được tác phẩm đó là Phục Hưng hay là Baroque? Trước khi đi vào chi tiết về sự khác biệt giữa hai trường phái này, chúng ta hãy cùng nhìn vào một vài điểm tương đồng giữa chúng […]
Những cơn mưa rải rác lăn trên mặt phố. Phố ồn ào xe cộ mà lại rất im ắng. Chúng im ắng bởi chúng vô nghĩa. Mọi tiếng ồn đều rơi tõm giữa hư không của thời gian, không gì đọng lại. Nhìn quanh đây, có gì đáng đọng lại cùng thời gian không? Không! Chẳng gì cả! Những kiếp người hối hả! Những mảnh quảng cáo lòe loẹt như vạch sâu vào tâm trí người qua đường từng vết hằn. Những ngôi nhà kệch cỡm lòi ra thụt vào vô tội vạ. Những cảm xúc đớn hèn và nhỏ mọn. Nếu một ngày Thượng Đế có nổi cơn từ bi trước khi ra tay hủy diệt nhân loại thì có lẽ cũng chẳng bận tâm đến nơi này. Không có gì để luyến tiếc, không có gì để nhớ nhung. Tôi đứng trong một Gallery rộng lớn với bức tường trắng tinh phản chiếu ánh đèn vàng rọi vào các tác phẩm hội họa. Bên ngoài cánh cửa, mọi thứ vẫn trôi qua im ắng. Cánh cửa cách âm khiến mọi tiếng ồn trở nên im ắng hiện hữu chứ không phải là cái im ắng của hư vô. […]
HẸN HÒ VỚI SÁCH là chuỗi sự kiện thảo luận về sách vào các tối thứ 6, mỗi tháng một lần, do Book Hunter tổ chức. Trong tháng 7 này, chúng ta hãy cùng nhau hẹn hò với Oscar Wilde trong tập tiểu luận “Nghệ thuật và thợ thủ công”. Cuốn sách được cây dịch trẻ Minh Hùng dịch, Lê Duy Nam hiệu đính, xuất bản vào tháng 7 năm 2019. Nhắc đến Oscar Wilde, chắc hẳn ai cũng sẽ biết đến cuốn tiểu thuyết để đời “Bức họa Dorian Gray”, nhưng không phải ai cũng biết rằng ông còn viết cả những bài tiểu luận về thẩm mỹ và tâm hồn con người trước những biến chuyển thời đại tại Châu Âu thế kỷ XIX. Tập tiểu luận “Nghệ thuật và thợ thủ công” của Oscar Wilde bao gồm 4 tiểu luận: – Nghệ thuật và thợ thủ công– Bài giảng cho sinh viên nghệ thuật– Tâm hồn con người– Những lời gan ruột Qua những bài tiểu luận này, ta có thể thấy rằng Oscar Wilde không phải chỉ là một nhà văn, ông ấy thực sự là một con người đại diện cho các giá trị văn […]
Thời gian biểu lộ Có nhiều cách khác để đảm bảo sự cân bằng trong các tác phẩm Phục Hưng, ngoài việc sử dụng các trục ngang và trục dọc, khung thời gian cũng phải được xét đến nữa. Có một lý do khiến cho cấu trúc theo motif Đức Mẹ và Chúa hài đồng thời Phục Hưng thường mang hình kim tự tháp vững vàng, ổn định: Có một khoảng thời gian ngụ ý – từ vài giây đến vài phút – trong các tác phẩm nghệ thuật Phục Hưng. Tôi không nói về “tính vô thời gian”, trong đó nội dung của nó có thể diễn ra ở bất kỳ thời đại nào, tôi đang nói về độ dài thời gian của chính tác phẩm. Hiển nhiên là cảnh đóng đinh thập giá gợi ra một khoảng thời gian, thậm chí là nhiều sự kiện riêng rẽ cùng hiện một lúc. Nhưng trong trường hợp motif Đức Mẹ và Chúa hài đồng, chúng ta hãy nhìn cách thể hiện của Da Vinci và Ghirlandaio. Trong bức vẽ của Ghirlandaio, có một sự mơ hồ thú vị về sự trao đổi giữa mẹ và con. Theo một nghĩa nào […]
Mời các bạn cùng theo dõi video số 3 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Tiếp nối bài học lần trước, trong video mới này, Giáo sư Edward Glaeser đặt hai đường biểu thị mức cung và mức cầu lên cùng đồ thị, qua đó xem xét số lượng và mức giá nhà đất sẽ biến đổi ra sao khi mức thu nhập và các tiện ích của thành phố thay đổi.====Khóa học này có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng trong lĩnh vực kinh tế, quản trị đô thị. Theo dõi series này cũng là một dịp để thỏa trí tò mò khi được nhìn các vấn đề lớn qua lăng kính của chuyên gia hàng đầu.Người hướng dẫn là Edward Glaeser, Giáo sư Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chính sách phát triển đô thị, tác giả của cuốn sách bestseller “Chiến thắng của đô thị”.[Vietsub: Minh Hùng – Book Hunter – Nguồn video: Youtube Channel CitiesX] ==== ✤ Đọc thử “Chiến thắng của đô thị” của Edward Glaeser tại link: https://bookhunterclub.com/doc-thu-chien-thang-cua-do-thi-edward-glaeser/?fbclid=IwAR14oBU3ixRDpmIL_O0bBoTlbGt0xymtRLYdWFNmhqlWId9TmaMeXIBHftA […]
Tóm tắt: Trong nhiều năm qua, phương pháp luận được quan tâm nhiều trong các ngành khoa học xã hội nói chung và Nhân học nói riêng. Tuy nhiên, phần nhiều các tác giả đều đặt mối quan tâm vào những công đoạn, những thao tác cụ thể với các điều kiện trên thực địa. Các giờ giảng dạy hay trao đổi về về phương pháp nghiên cứu cũng tập trung vào các phương pháp cụ thể mang tính cầm tay chỉ việc. Trong khi đó, những thảo luận về phương pháp luận trên phương diện triết học rất ít khi được trình bày. Dựa trên quá trình nghiên cứu thực địa về người Dao ở Sa Pa, Lào Cai, bài viết này muốn hướng đến thảo luận về “sự định vị” và “tính phản thân” hai thuật ngữ quan trọng trong nghiên cứu định tính. Đây có thể coi là một thảo luận về phương pháp luận được rút ra trong quá trình nghiên cứu thực địa nhằm trả lời những câu hỏi như nhà nghiên cứu là ai và ở vị trí nào trên thực địa?; Quá trình thực địa nhà nghiên cứu tương tác với đối tượng […]
Đấu tranh giành quyền bình đẳng cho nữ giới đã xuất hiện ở Anh và Mỹ từ những năm 30 của thế kỷ XIX. Ban đầu, cuộc đấu tranh chỉ đơn giản là giành quyền bình đẳng cho nữ giới trong hợp đồng lao động, phân chia tài sản và bỏ phiếu. Tuy nhiên, sau gần 50 năm phát triển, phong trào đến nay lan tỏa trên toàn thế giới,và biến tướng theo nhiều chiều hướng khác nhau mà mục đích tốt đẹp chỉ còn nằm lại ở những khẩu hiệu tuyên truyền. Hiện nay, bên cạnh mục đích tốt đẹp,các biểu hiện của phong trào đấu tranh nữ quyền ngày một trở nên không kiểm soát, thậm chí có xu hướng bạo lực cực đoan, kèm theo sự lăng mạ nam giới. Chủ trương này còn được ủng hộ mạnh mẽ bởi các chính trị gia và giới truyền thông phương Tây. Điều này đã đi rất xa khỏi mục đích ban đầu của đấu tranh giành quyền bình đẳng cho nữ giới. Giờ đây, đấu tranh nữ quyền cực đoan đã tiến đến mục tiêu xóa bỏ nam giới khỏi xã hội. Buổi trò chuyện “Nữ quyền – […]
Mưa lâm thâm chấm những giọt lạnh… mưa rả rích như tiếng đàn… mưa ào ào như thác đổ… Mưa có muôn hình thái nhưng kiểu mưa nào cũng khiến lòng người nhen nhóm biết bao cảm xúc. Ta yêu ta trong mưa, khi ta không phải nghe tiếng cõi đời vần vũ ngoài kia với những ồn ào huyên náo của lập trình sẵn có “cơm áo gạo tiền”. Tôi nhớ những ngày độc thân, khi một mình đi bộ dưới cơn mưa rả rích, để mặc những lo toan trôi tuột theo dòng nước. Khi đó buồn vui đều lắng lại, nhường chỗ cho sự tĩnh lặng tuyệt đối. Sự tĩnh lặng ấy, người ta có thể gọi đó là “trạng thái nhập định” hay một cái gì đó cao xa khác. Lại có một ngày mưa khác, tôi chôn mình vào một cuốn tiểu thuyết và ly rượu vang đỏ như máu. Bên tai, tiếng mưa hòa quyện với tiếng piano tạo nên bản hợp tấu độc nhất vô nhị. Bản piano từ máy nghe nhạc, tôi có thể nghe đi nghe lại cả trăm lần. Nhưng khoảnh khắc mưa ấy, cảm xúc ấy, thực tại ấy […]
Chia sẻ cùng các bà mẹ có con gái ( Một bài viết trên sóng phát thanh của Đài HN 20 năm trước. Viết cho con gái đầu lòng Vũ Phương Nguyên khi con tốt nghiệp PTTH ) Có một người phụ nữ Hà Nội tuổi đã ngoại tứ tuần, ở cái tuổi mà mọi ước muốn dường như đã lặn vào trong sâu thẳm con tim cùng những nhịp đập chậm dần theo năm tháng. Phôi pha và nhạt nhoà rồi chăng, những sắc màu lung linh của một miền ký ức tuổi hoa niên đẹp tươi và rực rỡ ? Rất có thể như thế, nếu như mỗi năm, mùa hạ không chợt đến một cách bất ngờ như không hề hẹn trước. Những tia nắng đầu tiên mong manh mà chói sáng đã đánh thức tất thảy. Và vào một sớm mai tươi xanh nào đó, đốm phượng hồng đầu tiên bừng dậy trong vòm lá xôn xao nắng gió. Cái sắc đỏ chói chang của nó khiến con tim chợt nhói lên thảng thốt. Cuộc sống, ôi diệu kỳ thay là cuộc sống! “Tháng năm, rực trời hoa phượng đỏ”- Lời bài hát ngân nga trong không gian, hay chính […]
Chiều chiều, trên mấy con phố nhỏ Hàng Bạc, Hàng Mắm, Mã Mây, mấy nhà quen thường vẫn hay có ý ngóng đợi một cô hàng có đôi quang gánh cũ kỹ. Một bên quang trùm chiếc khăn vải trắng bong. Phía bên trong lòng thúng đặt một chiếc xanh đồng thau vàng chóe. Bên trên đậy một chiếc mâm nhôm trắng xóa. Cạnh mâm, gài một chiếc gáo dừa nhỏ nhẵn nâu bóng nước thời gian. Xung quanh chiếc xanhđồng, nhồi một vành rau ghém thập cẩm, trăng trắng, xanh xanh, tia tía. Một bên quang gánh kia đựng chiếc thúng nan tre. Bên trong lòng thúng là một rổ đầy có ngọn, trên cũng phủ một mảnh vải thô trắng bóc. Xung quanh miệng thúng, lỉnh kỉnh mấy chiếc bát chiết yêu miệng loa, đáy thót vẽ hoa xanh nguệch ngoạc, bày xen mấy chai lọ dấm, mắm, ớt linh tinh và một tập mẹt tre đan nho nhỏ. Trên một dảnh quang mây là chiếc ống đũa cùng chiếc lọ cắm tăm nhỏ xíu, chiếc khăn vải bông trắng dùng để lau bát. Trong tay cô hàng, lủng lẳng chiếc xô nhỏ đựng nước sạch. Thì đó […]
Khẩu vị Hà Nội, đó chính là một tố chất vô hình nhưng có sức sống riêng khá dài lâu, là một yếu tố để góp phần cấu thành đặc trưng riêng của nghệ thuật ẩm thực Hà Nội. Muốn giữ gìn nó, không chỉ từ các đầu bếp, các bà nội trợ, và là của chính chúng ta. Nếu chúng ta qua dễ dãi với bản thân mình, với khẩu vị của mình, thì cho đến một ngày không xa, có thể là hàng chục, hàng trăm năm, chúng ta sẽ không còn có thể giữ được niềm tự hào về ẩm thực Hà Nội. Bởi còn đâu là các món ăn cổ truyền mang hương vị độc đáo, khiến người xa bao năm vẫn thổn thức trong lòng. Chưa kể là …. ********* Nhà ngoại tôi đông. 22 trai gái dâu rể, còn thêm các cháu nội ngoại. Mỗi lần nhà bên ngoại tôi có vụ tụ tập ăn uống tại nhà tôi, tôi thường làm mấy món nhấm nhót cho cánh đàn ông con trai. Thổi thêm vài bát gạo cho cánh đàn ông , cháu trai ăn cơm chắc dạ. Còn cánh chị em và các […]
Biệt nhật hà dị hội nhật nan,Sơn xuyên du viễn lộ man man.Uất đào tư quân vị cảm ngôn,Ký thư phù vân vãng bất hoàn.Thế linh vũ diện huỷ hình nhan,Thuỳ năng hoài ưu độc bất than.Cảnh cảnh phục chẩm bất năng miên,Phi y xuất hộ bộ đông tây.Triển thi thanh ca liêu tự khoan,Lạc vãng ai lai tồi tâm can.Bi phong thanh lệ thu khí hàn,La duy từ động kinh Tần hiên.Ngưỡng đới tinh nguyệt quan vân gian,Phi thương thần minh,Thanh khí khả liên,Lưu liên hoài cố bất tự tồn. Hà Thủy Nguyên dịch thơ: Chia lìa dễ sao khó gặp chàngSông núi xa vời đường mênh mangNhớ nhung kết lại lời gan ruộtGửi theo mây nổi nào quay vềLệ rơi mưa táp hủy dung nhanAi người lặng nhớ chẳng thở than.Canh cánh lòng đêm không chìm giấcTrùm áo lang thang bước giữa đàngThơ này ca lên dịu buồn tanVui đi sầu tới nát tâm canBuồn buồn sắc gió khí thu hànRèm lụa lay lay hiên Tần lạnhNgẩng đầu vén mây ngắm trăng saoHoàng oanh gáy sángNghe mà xót xaNhớ nhung đau đớn buồn chẳng nguôi.
Bản dịch của Hà Thủy Nguyên Thuyền gỗ đùa sông lớn Nhấp nhô kiếp nổi chìm Đàn ca vọng dòng trôi Dư âm thoảng nét buồn Hòa điệu ta nhung nhớ Lòng người đau tàn tạ Buồn rầu bởi lẽ đâu? Mong mỏi tình đậm sâu Nguyện làm đôi chim cắt Cùng bay tới Bắc Lâm Phiên âm Hán Việt: Phương chu hí trường thuỷ, Đạm đạm tự phù trầm. Huyền ca phát trung lưu, Bi hưởng hữu dư âm. Âm thanh nhập quân hoài, Thê sảng thương nhân tâm. Tâm thương an sở niệm? Đãn nguyện ân tình thâm. Nguyện vi thần phong điểu, Song phi tường Bắc Lâm.
Tiêu chuẩn của các cuộc Cách mạng màu như các hiện tượng chính trị mô-đun ở các nước hậu cộng sản. Sau khi Liên Xô tan rã, các nước hậu cộng sản ở Đông Âu và Trung Á đã có thể giành được độc lập. Tuy nhiên, hệ thống cũ của Liên Xô vẫn gây ảnh hưởng đến sự phát triển chính trị của các quốc gia này. Hầu hết các nước ấy đã không thực hiện hoàn toàn quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ mà thay vào đó là sự xuất hiện của “chế độ hỗn hợp” vốn nghiêng về chế độ chuyên chế. Gọi các quốc gia ấy bằng “chế độ hỗn hợp” là bởi các thể chế chính trị của họ không phải hình thức dân chủ phương Tây. Mặc dù có quốc hội và các đảng đối lập trong các chế độ này, các thể chế của chế độ hậu Xô Viết được lồng thêm vào thứ được gọi là “chủ nghĩa tổng thống bảo trợ” (patronal presidentialism), theo Henry E.Hale. Hale cho rằng định nghĩa về “chủ nghĩa tổng thống bảo trợ” có thể được xác định bởi hai thành phần chính. Thứ […]
Lê Thương (1914 – 1996) là một trong những nhạc sĩ đi đầu của nền Tân nhạc Việt Nam (từ 1928 đến nay). Ông tên thật là Ngô Đình Hộ, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cổ nhạc ở Hà Nội. Theo như Hồi ký của Phạm Duy thì ông là một thầy tu nhà dòng hoàn tục. Ông mở đầu sự nghiệp sáng tác của mình bằng việc tham gia nhóm các nhạc sĩ Hoàng Qúy, Tô Vũ, Phạm Ngữ, Canh Thân đảm nhiệm sáng tác nhạc cho các vở kịch mà nhóm kịch của Thế Lữ trình diễn. Khi này, ông đang làm nghề dậy học để kiếm sống. Mặc dù là nhạc sĩ tài năng nhưng ông chủ yếu sống bằng nghề dậy học. Sau năm 1941, khi ông vào Sài Gòn, ông vẫn tiếp tục công việc dạy học. Ban đầu, ông là nhà giáo Sử Địa, sau đó là dậy Pháp Ngữ, làm công chức của Trung tâm học liệu bộ Quốc gia giáo dục (Việt Nam Cộng Hòa) và cuối cùng là giảng viên của Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ (Việt Nam Cộng Hòa). Lê Thương là nhạc […]
1. Khái quát các giai đoạn lịch sử Nam Bộ từ nghiên cứu Khảo cổ học 1.1 Môi trường sinh thái Nam Bộ có địa hình tự nhiên khá đa dạng, có thể phân biệt ra ba dạng địa hình (hoặc ba vùng địa hình). Đông Nam bộ là vùng đất đỏ badan, vùng phù sa cũ. Miền Tây Nam bộ, cũng được gọi là Châu thổ hoặc đồng bằng sông Cửu Long, Vùng thứ ba nằm trong hải phận Nam bộ Việt Nam, gồm hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ. Có thể coi đây là vùng địa hình biển đảo. Nghiên cứu khảo cổ học Nam bộ phải bắt đầu và dựa vào môi trường sinh thái. Trải qua thời kỷ phát triển địa chất lâu dài, cho đến nay trên đất liền Nam bộ có hai tiểu vùng sinh thái tự nhiên, cũng là hai tiểu vùng văn hóa phát triển liên tục từ thời cổ cho đến nay: Đông Nam bộ gồm lưu vực Đồng Nai, Sài Gòn, sông Bé, Vàm Cỏ với các dạng địa hình – hệ sinh thái đồi núi rìa cao nguyên, châu thổ cũ và khu vực rừng ngập mặn ven biển.Tây […]
Nguyễn Văn Thương là một trong những nhạc sĩ đi đầu của nền tân nhạc Việt Nam. Ông đã mang đến cho nền tân nhạc không khí mơ màng và trữ tình. Không bị ám ảnh bởi không khí Á Đông cổ xưa như Lê Thương, Nguyễn Văn Thương là một nhạc sĩ khéo tận dụng các yếu tố âm nhạc dân gian Việt Nam vào các nguyên tắc thanh nhạc của phương Tây. Chính bài hát “Trên sông Hương” (1936) của ông đã mở ra một thời kỳ mới của nền Tân nhạc. Nguyễn Văn Thương sinh ra tại Huế và có nền tảng nhạc cổ truyền (ông được học chơi đàn nguyệt). Thế nhưng, thay vì tiếp tục đi theo con đường cổ truyền, Nguyễn Văn Thương tự học ký xướng âm qua sách của Pháp. Ông sáng tác bài “Trên sông Hương” khi vừa tốt nghiệp Quốc học Huế. Bản nhạc thể hiện vẻ đẹp mơ màng và đượm buồn của dòng Hương giang. Năm 1939, Nguyễn Văn Thương ra Hà Nội học. Năm đó, ông không có tiền về quê ăn Tết nên đã ở lại Hà Nội. Trong nỗi buồn hiu quạnh nơi đất khách […]
Mời các bạn cùng theo dõi video số 4 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Trong video mới này, Giáo sư Edward Glaeser đưa bạn làm quen với khái niệm “agglomeration” – lợi thế kinh tế nhờ quần tụ kết khối, qua đó bạn sẽ thấy thành phố càng quần tụ đông thì càng dễ nâng cao năng suất và càng dễ dàng thuận tiện cho dòng chảy hàng hóa và ý tưởng.====Khóa học này có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng trong lĩnh vực kinh tế, quản trị đô thị. Theo dõi series này cũng là một dịp để thỏa trí tò mò khi được nhìn các vấn đề lớn qua lăng kính của chuyên gia hàng đầu.Người hướng dẫn là Edward Glaeser, Giáo sư Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chính sách phát triển đô thị, tác giả của cuốn sách bestseller “Chiến thắng của đô thị”.[Vietsub: Minh Hùng Book Hunter – Nguồn video: Youtube Channel CitiesX]==== ✤ Đọc thử “Chiến thắng của đô thị” của Edward Glaeser tại link: https://bookhunterclub.com/doc-thu-chien-thang-cua-do-thi-edward-glaeser/?fbclid=IwAR14oBU3ixRDpmIL_O0bBoTlbGt0xymtRLYdWFNmhqlWId9TmaMeXIBHftA ✤ […]
2.4 Giao thông, giao thương sông nước/biển/ ghe xuồng, cởi mở và tiếp nhận Từ thời tiền sử khu vực Cần Giờ (TPHCM) đã là một cảng thị sơ khai giao thương với các đảo, quần đảo ngoài biển Đông, chứng tích là tập hợp các di vật có nguồn gốc Ấn Độ và các đảo Đông Nam Á: đồ gốm, trang sứ mã não, thủy tinh, đá ngọc… [1]. Tập hợp di vật này tiếp tục được tìm thấy nhiều trong văn hóa Óc Eo với cảng thị Óc Eo – Ba Thê và nhiều đô thị cổ Nền Chùa, Cạnh Đền, Gò Tháp… Ngoài ra còn có ảnh hưởng mạnh mẽ của tôn giáo (Phật giáo, Bà La Môn) từ Ấn Độ thể hiện qua kiến trúc đền tháp và tượng thờ, linh vật, trang sức đá quý và chạm khắc vàng… Đặc biệt là hai đồng tiền của La Mã thế kỷ 2 và 3 sau công nguyên… Tất cả có mặt ở Óc Eo thông qua giao thương đường biển và đường sông vào nội địa. [2] Thời kỳ khai phá vùng đất Nam bộ: Phần đông lưu dân Ngũ Quảng vào Nam một cách tự […]
Hoàng Qúy (1920 – 1946) là một trong các nhạc sĩ tiên phong của nền Tân nhạc Việt Nam. Tuổi đời của ông tuy ngắn ngủi nhưng những đóng góp cho nền Tân nhạc lại mang tính chất nền tảng. Hoàng Qúy sinh ra tại Hải Phòng, ông theo học nhạc sĩ Lê Thương trong thời kỳ Lê Thương dậy học ở Hải Phòng (theo Phạm Duy). Ngoài ra, ông còn theo học một cách bài bản Tây nhạc với nữ giáo sư âm nhạc Leperète. Sau một thời gian, ông trở thành giáo viên dạy nhạc ở trường Bonnal. Năm 1939, vào lúc cao trào của âm nhạc Cải cách (tức phong trào nhạc mới được khởi xướng từ năm 1928), Hoàng Qúy đã kêu gọi các nhạc sĩ ở Hải Phòng lúc bấy giờ như Tô Vũ (em trai ông), Canh Thân, Phạm Ngữ tổ chức một buổi trình diễn nhạc Lê Thương tại Hải Phòng. Trong khoảng thời gian từ năm 1943 đến 1945, ông tập hợp một nhóm nhạc sĩ bao gồm Đỗ Nhuận, Văn Cao, Lưu Hữu Phước, Phạm Ngữ, Tô Vũ để lập ra nhóm Đồng Vọng. Nhạc sĩ Tô Vũ đã kể lại […]
Mời các bạn cùng theo dõi video số 5 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Trong video này, Giáo sư Edward Glaeser bàn rộng hơn về các lợi thế quần tụ bằng cách phân tích cách các hệ quả từ lợi thế này làm thay đổi các phân tích cung – cầu mà chúng ta đã bàn đến trong các video trước.Lợi thế quần tụ có thể hiểu là những lợi ích có được nhờ sự tập trung mật độ cao của con người, hàng hóa và ý tưởng.====Khóa học này có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng trong lĩnh vực kinh tế, quản trị đô thị. Theo dõi series này cũng là một dịp để thỏa trí tò mò khi được nhìn các vấn đề lớn qua lăng kính của chuyên gia hàng đầu.Người hướng dẫn là Edward Glaeser, Giáo sư Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực chính sách phát triển đô thị, tác giả của cuốn sách bestseller “Chiến thắng của đô thị”.[Vietsub: Minh Hùng Book Hunter – Nguồn video: Youtube Channel […]
Sau khi dẹp giặc Ô Hoàn, Tào Tháo đưa quân về kinh sư. Bài hành mô tả cảnh trên đường về kinh, Tào Tháo đứng trên đỉnh núi Kiệt Thạch ngắm nhìn biển khơi, nghĩ về tương lai “nhật nguyệt chuyển dời”. Bài dịch thuộc dự án Dịch Văn chương Kiến An.
Sau khi Tào Tháo bắc chinh Ô Hoàn chiến thắng, tháng 9 từ Liễu Thành về nam, tháng giêng năm sau về đến Nghiệp Thành, trên đường trải qua một mùa đông. Chương này miêu tả những gì thấy trên đường trở về trong mùa đông đó. Bài dịch thuộc dự án Dịch Văn chương Kiến An.
Từ khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền ở Tiệp Khắc từ ngày 25/2/1948, cho đến khi cuộc Cách mạng Nhung chính thức nổ ra, Đảng hoàn toàn nắm quyền thống trị về mọi mặt của đất nước, kiểm soát chặt chẽ cả hành vi lẫn tư tưởng người dân. Nhân dân bị các nhà cầm quyền giám sát chặt chẽ bởi đội ngũ cảnh sát bí mật, nỗi sợ mất việc hoặc đuổi học khiến đại đa số nhân dân không công khai ủng hộ các nhà bất đồng chính kiến. Sách vở phim ảnh mang “thái độ tiêu cực đối với chế độ cộng sản” bị cấm. Người Czechs và người Slovaks bị cấm đi tới các nước không theo chủ nghĩa cộng sản. Họ cũng cấm âm nhạc nước ngoài. Những người bất đồng chính kiến cùng con em họ bị liệt vào danh sách đen và chịu sự quản chế khắc nghiệt. Chính quyền nằm trong tay tất cả các trường học, doanh nghiệp cũng như các phương tiện truyền thông, nên không khó thực thi việc áp đặt và giám sát. Quãng thời gian kiểm soát toàn diện ấy bị ngắt quãng bởi giai đoạn […]
Mời các bạn cùng theo dõi video số 6 của Crash course Kinh tế học đô thị, một khóa học rất ngắn và thú vị về Kinh tế học đô thị ở mức độ cơ bản. Trong video trước, ta đã biết về những lợi thế quần tụ: các tiện ích có được nhờ việc mở rộng quy mô thành phố Nhưng còn những mặt trái của sự gia tăng dân số này thì sao? Giáo sư Edward Glaeser sẽ nói đến chúng trong video này, mời bạn khám phá.Thuật ngữ “ngoại ứng” được dùng trong video cũng thường được gọi là “ảnh hưởng ngoại lai”, “ảnh hưởng ngoại hiện”, trong trường hợp này chỉ tác động của việc gia tăng dân số thành phố đối với các tiện ích có được khi sống ở nơi đây.====Khóa học này có thể mang đến nhiều ý tưởng nền tảng trong lĩnh vực kinh tế, quản trị đô thị. Theo dõi series này cũng là một dịp để thỏa trí tò mò khi được nhìn các vấn đề lớn qua lăng kính của chuyên gia hàng đầu.Người hướng dẫn là Edward Glaeser, Giáo sư Đại học Harvard, chuyên gia hàng đầu về lĩnh […]
Diến biến Cách mạng Ngày 16/11 Trước thềm Ngày Quốc tế Sinh viên (kỷ niệm 50 năm ngày Nazi đột chiếm các trường đại học Pregue), trường trung học Slovak cùng các sinh viên đại học tổ chức một cuộc biểu tình ôn hòa ở trung tâm thủ đô Bratislava. Đảng Cộng sản Slovakia đang rất nhạy cảm với những rối loạn, và coi cuộc tuần hành được tổ chức bài bản này là một mối đe dọa. Lực lượng vũ trang được huy động để tăng cường cảnh giác với các diễn biến từ cuộc biểu tình. Tuy nhiên, cho đến cuối cùng, đoàn sinh viên đã đi qua thành phố một cách hòa bình và chỉ gửi một phái đoàn tới Bộ Giáo dục Slovakia để thảo luận về những yêu cầu của họ. Ngày 17/11 Các phong trào mới do Vasclav Hevel lãnh đạo đã dấy lên ý tưởng về một xã hội thống nhất với nhà nước được tái cấu trúc về mặt chính trị. [a] Đoàn Thanh niên Xã hội (tổ chức của Đảng Cộng sản Tiệp Khắc) đã tổ chức một cuộc biểu tình lớn vào ngày 17/11 để kẻ niệm Ngày Sinh viên […]
Vai trò của bất bạo động Để hiểu đầy đủ về tác động của tư tưởng đấu tranh bất bạo động lên Cách mạng Nhung, ta không nên dừng lại ở việc xem xét các văn từ hùng biện của giới lãnh đạo như Vasclav Havel, mà phải nghiên cứu cách bất bạo động được áp dụng như thế nào trong cuộc cách mạng… Đọc những lời hoa mỹ về bất bạo động trong Cách mạng Nhung, có vẻ như bất bạo động là một nguyên tắc thay vì là một chiến lược. Tuy nhiên, những sự kiện trong năm 1989 lại cho ta một cái nhìn khác. Havel kêu gọi bất bạo động như một mệnh lệnh từ lương tri, nhưng ông cùng các nhà lãnh đạo cách mạng khác thực ra đã dùng nguyên tắc này với những tính toán chiến lược như một kỳ thủ. Trong một bài giảng ở Đại học Columbia, Havel đã nói rằng chiến lược bất bạo động trong Cách mạng Nhung đến từ kinh nghiệm biên kịch của ông. Nhờ viết kịch mà ông ý thức rất cao về việc khi nào mọi thứ nên bắt đầu và khi nào nên kết […]
Với một thằng đàn ông thiểu năng tình yêu như tôi, không yêu nổi mấy người phụ nữ. Người đầu tiên là mẹ, hiển nhiên rồi. Và bởi vì hiển nhiên nên có lẽ sẽ không có nhiều thứ để bàn. Người thứ hai luôn là một dấu hỏi chấm. Tôi cho rằng không ít đàn ông giống tôi, luôn mong muốn tìm được một người phụ nữ mà mình có thể gắn bó cả thể xác và tinh thần cho đến hết cuộc đời. Và sự gắn bó ấy, chúng ta gọi là “yêu”. Là “yêu” (mang tính động từ) chứ không phải “tình yêu” (mang tính danh từ), bởi tình yêu là sự định danh, không phải hành động. Và như một nhà văn mà người tôi yêu rất thích – Oscar Wilde, đã nói rằng: “To define is to limit” (Định nghĩa là giới hạn). Tôi không yêu sớm như các bạn đồng trang lứa. Lên đến Hà Nội, bước chân vào đại học, tôi mới bắt đầu yêu. Lần đầu yêu, tôi cảm thấy si mê, cảm thấy không thể thiếu, cảm thấy trái tim mình bị đau đớn khi tổn thương. Lần thứ hai yêu, tôi […]
Thơ của một võ tướng mà lại hư vô như thế đấy! Hà Thủy Nguyên dịch Lên núi hái rau Chiều tàn hiu hắt Sơn khê gió nổi Sương đẫm áo rồi Trĩ hoang kêu loạn Vượn hú tìm nhau Nhớ trông quê cũ Sầu chất thành cao! Núi cao có vách Cây lớn có cành Ta buồn không chốn Người nào biết đâu Đời người sống tạm Lo lắng mà chi? Ta nay chẳng cười Năm tháng qua mau Nước cuồn cuộn chảy Thuyền bập bềnh trôi Mặc nước vần xoay Như người khách lạ Quất roi ruổi ngựa Áo nhẹ choàng thân Năm đi năm đến Lòng biếng sầu lo. *Bản Hán Việt: Thướng sơn thái vi, Bạc mộ khổ ky. Khê cốc đa phong, Sương sương triêm y. Dã trĩ quần cẩu, Viên hầu tương truy. Hoàn vọng cố hương, Uất hà luy luy! Cao sơn hữu nhai, Lâm mộc hữu chi. Ưu lai vô phương, Nhân mạc chi tri. Nhân sinh như ký, Đa ưu hà vi? Kim ngã bất lạc, Tuế nguyệt như trì. Thang thang xuyên lưu, Trung hữu hành chu. Tuỳ ba chuyển bạc, Hữu tự khách du. Sách ngã lương mã, Bị […]
DÀNH CHO TÁC GIẢ, DỊCH GIẢ MUỐN ĐĂNG DỰ ÁN LÊN FOXSTUDY Nếu bạn đã quen thuộc với WordPress thì không cần phải xem hướng dẫn này. Step 1: Đăng ký Click vào Register, điền username và email và click vào Sign Up! Click vào link trên để đặt Mật khẩu Step 2: Đăng nhập Điền Email và Pass và click vào Đăng nhập Step 3: Chỉnh sửa hồ sơ cá nhân Di con trỏ lên trên cùng bên trái và click vào Bảng tin Click vào Hồ sơ để chọn ảnh Avatar Vẫn ở Hồ sơ, kéo xuống dưới điền thông tin cá nhân (Có thể bỏ trống tùy thích) Sau đó kéo xuống dưới cùng và click vào Cập nhật hồ sơ để hoàn tất. Step 4: Đăng bài Ngoài việc đăng bài tự do thì một yêu cầu tối thiểu đó là bạn phải đăng bài theo series của Dự án mà bạn đã đăng ký với Foxstudy. Hãy tham khảo cách đăng bài của một số dự án đã có trên Foxstudy để biết thêm chi tiết. Ở trang chủ, Click vào Add Post Hoặc đưa con trỏ lên + Mới và click vào Bài viết Click […]
Nguyễn Thị Hậu BẢO TỒN DI SẢN ĐÔ THỊ – TRÁCH NHIỆM TỪ AI? (Bài đăng trên Tạp chí Tia Sáng) Di sản đô thị Sài Gòn chỉ trong vài năm gần đây đã bị phá một cách triệt để ở khu trung tâm thành phố. Dấu vết cảnh quan đô thị xưa biến mất chen vào đó là những công trình mới, như đánh giá của nhiều nhà chuyên môn là không độc đáo về kiến trúc và không hài hòa về cảnh quan, nhất là trên tuyến đường Đồng Khởi. Vào năm 2016 di tích lịch sử Ba Son bị xóa sổ là một thất bại nặng nề của việc bảo tồn di sản đô thị ở TP.HCM. Ngoài di tích lịch sử 200 năm từ thời Chúa Nguyễn Ánh, Ba Son còn là di tích hiếm hoi về công nghiệp đóng tàu của nước ta. Lẽ ra, toàn bộ cảnh quan sông nước và di tích cần được trả về phục vụ lợi ích cộng đồng cư dân nhưng hiện nay nó hoàn toàn nằm trong dự án dành cho một thiểu số người. Và đến năm nay, 2018 là thông tin về tòa nhà “Dinh Thượng […]
Đối mặt với hiện thực là hành vi hết sức vô nghĩa, bởi hiện thực luôn tác động đến ta theo cách này hay cách khác. Vấn đề của chủ nghĩa hiện thực nằm ở chỗ quá bám víu vào hiện thực. Họ – những nhà chủ nghĩa hiện thực chỉ mô phỏng hiện thực sao cho gần nhất với hiện thực. Họ không hiểu rằng (hoặc có thể họ thừa hiểu), sự mô phỏng hiện thực thiên kiến của họ lập tức trở thành thiên kiến của người đọc, và qua đó, người đọc hành động tạo tác nên một hiện thực được chiếu lại từ các tác phẩm hiện thực. Tức là hai tấm gương soi nhau, một tấm gương vỡ và một tấm gương thì rộng vô biên. Đó là cách họ thay đổi thế giới. Thứ đáng sợ hơn cần phải đối mặt không phải là hiện thực, mà là sự mắc kẹt trong một hiện thực không thật do tâm trí nhào nặn nên. Thứ cũng đáng sợ nhưng lại đầy hấp dẫn, đó là đối mặt với những gì ta vốn coi là không thực nhưng rồi một ngày nhận ra rằng chúng là […]
Các ghi chép tìm được quanh vùng núi Tản Viên lại coi Tản Viên sơn thánh bao gồm cả ba nhân vật: Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh. Đây đều là ba vị thần núi quan trọng trong tín ngưỡng người Việt. Do vậy, trong phần tìm hiểu này, người viết chọn cách tìm hiểu Tản Viên sơn thánh thông qua việc tìm hiểu cả ba nhân vật Tản Viên, Cao Sơn, Quý Minh. Các truyền thuyết, thần thoại quanh khu vực núi Tản Viên gọi chung ba nhân vật này là: Tam vị Tản Viên sơn thánh.
Người viết đã tổng thuật lại quá trình nghiên cứu về Tản Viên theo ba hướng tiếp cận khác nhau: Lịch sử, Văn hóa và Thể loại. Dù là ở hướng nào, các công trình nghiên cứu cũng đã đạt được thành tựu và có ý nghĩa nhất định, đồng thời cũng trở thành tư liệu quan trọng để cho các bài nghiên cứu sau này.
Có thời, các nhà thơ sợ hãi không dám viết những vần thơ có nhịp điệu. Nỗi sợ ấy kéo dài tới tận ngày nay. Họ sợ thứ thơ nhịp điệu bởi tự sâu thẳm bên trong họ không có thứ nhịp điệu nào được cất lên. Chỉ những chuỗi dài ồn ã, lao xao, không cấu trúc. Như hỗn loạn sợ bị thiết lập trong trật tự. Họ nói hỗn loạn là thơ tự do, là thơ hậu hiện đại, là vô cấu trúc, là sự mở rộng vô biên các thực tại. Chỉ là mơ tưởng. Họ đang đi vào một giấc mơ hôn trầm, bị lắp ghép bởi vô vàn mảnh vụn giấc mơ của kẻ khác. Nhưng những kẻ yêu thích thứ thơ nhịp điệu còn bệnh hoạn hơn. Họ đóng kín bản thân trong một chiếc hộp nhạc, bật đi bật lại những nhịp điệu quen thuộc của thơ. Họ không cất lên tiếng thơ bằng tiếng nhạc lòng mình, mà bằng tiếng nhạc từ cõi lòng kẻ khác. Tách nhịp điệu khỏi thơ không phải là một bước tiến của thơ ca! Đó là sự lùi! Đưa thơ ca về mông muội. Những lời […]
Lời mở đầu Tôi đã dành ba mươi năm, bốn mươi năm để kiểm nghiệm xem liệu mình có nhầm lẫn hay không, vừa làm vừa nghiền ngẫm, nhưng chưa lần nào tôi tìm ra được bằng chứng chống lại điều ấy cả. Đã có vô số bài viết bày tỏ niềm yêu mến với cuốn sách Cuộc cách mạng một cọng rơm của ông Masanobu Fukuoka, mà bài viết Cuộc cách mạng một cọng rơm: cuốn sách lạ và quý của tác giả Nguyên Ngọc, đăng trên báo Người Đô Thị, là một đại diện cho những niềm yêu mến đó. Nhưng tôi nghĩ, cái ông ấy cần nhất không phải là những lời tán dương, mà là một bằng chứng chứng tỏ mình đang nhầm lẫn. Tôi nghĩ, cái mong muốn dài ba mươi, bốn mươi năm đó nên được đáp ứng một lần. Nên hôm nay tôi sẽ thử góp một chút lời cho chuyện đó. Bài viết chia làm 3 phần: Thứ ông ấy nghĩ không phải là khoa học đúng nghĩaThứ ông ấy làm lại chính là khoa học đúng nghĩaKhoa học có trong những triết lý của ông ấy Lưu ý: tác giả bài […]
Đạo không thể được hiểu qua việc độc thoại, mà là qua đối thoại. Sau khi viết xong phần đầu, tôi có dịp được trò chuyện với người dịch quyển sách này, anh Tuan Kiuti Di. Anh đã cho tôi vỡ lẽ ra nhiều điều. Anh hỏi: “Tôi đã dành ba mươi năm, bốn mươi năm để kiểm nghiệm xem liệu mình có nhầm lẫn hay không, vừa làm vừa nghiền ngẫm, nhưng chưa lần nào tôi tìm ra được bằng chứng chống lại điều ấy cả.”Bạn có biết “điều ấy” ở đây mà cụ Fu nói đến là gì không? 😀 Toàn bộ bài viết của bạn vẫn chứng minh “điều ấy” là đúng mà thôi. Tôi trả lời: Cám ơn bạn đã nhắc nhở. Thật sự thì lúc mình viết bài này cũng hơi thấy nguy hiểm, vì mình biết trong lúc mình nói ông ấy nhầm lẫn về khoa học, thì mình cũng có thể đang nhầm lẫn về ý ông ấy nói. Sẽ có vô vàn ý nhỏ mà ông ấy muốn nói tới, mà chỉ cần sót một ý thôi thì có thể toàn bộ bài viết sẽ phải sửa lại, nếu không nói là […]
Chim di trú để rơi mùa thu lạiMũi tên lao vô định ngang trờiGã thợ săn vụng về xoa bụng đóiAnh chỉ cần ngắm lá thu rơi Bay đi nhé, rải thu tràn muôn nẻoLùa tóc thơm lộng ý tứ không lờiAnh đã đói cả ngàn năm em ạChén rượu đầy sóng sánh mảnh trăng vơi Anh lang thang săn mãi một đờiMũi tên xuyên nhiều chân trời vô vọngLén hôn em bằng vần thơ em đọcLót dạ vội vàng, cơn đói vạn năm Năm tháng vụt để rơi mình anh lạiAnh vừa nghe gió rét thổi trong lòngThương biết mấy, cánh chim ngàn bay lạcChập chờn tìm chiếc lá giữa mùa đông Minh Hùng Tranh: Golden Autumn của Ivan Shishkin
Cần heo may gió lộngNâng gượng một cánh diềuCần tay em níu nhẹĐể tung mình phiêu diêu Cần em buông dây tuộtĐể thêm rộng chân trờiCần xa xôi chia biệtĐể thương một mình thôi Cần đến lặng thinh trước biểnMới hay lòng cũng vô bờĐại dương hát trong lòng ốcKhóc đời bé nhỏ bơ vơ Cần trăng sao vũ trụCần hết thảy vô cùngCần bao nhiêu cho đủMột mình giữa mênh mông? Minh Hùng
Larry Diamond và Marc F. Plattner Trong số nhiều yếu tố hình thành bản chất và tính khả thi của nền dân chủ trên khắp thế giới, thì thiết kế hệ thống bầu cử duy trì được một sự chú ý đặc biệt của các học giả và các nhà thực hành dân chủ. Hầu hết các điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển dân chủ đều thay đổi chậm rãi, và không hoàn toàn theo thiết kế. Có thể mất nhiều năm (tối thiểu là như vậy) để xây dựng nền văn hóa chính trị dân chủ, một xã hội dân sự chủ động và đa nguyên, và một cơ sở hạ tầng hành chính nhà nước hiệu quả. Hình thành một nền kinh tế phát triển tương đối, với một tầng lớp trung lưu đông đảo và mức độ bất bình đẳng vừa phải, là một thử thách đối với những quốc gia còn nghèo hiện nay mà có lẽ phải mất cả vài thập kỷ mới đạt được. Tuy nhiên, kiến trúc của hệ thống chính trị của một quốc gia có thể được thay đổi một cách tương đối nhanh chóng. Với một số sửa […]
Khi một làn khói bắt đầu rời khỏi ngọn lửa, đầu tiên nó vẫn giữ được sự ổn định của nó. Nhưng chỉ cần một nhiễu loạn rất nhỏ, làn khói sẽ trở nên hỗn loạn không thể kiểm soát.
CHƯƠNG 1 – SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG BẦU CỬ Donald L. Horowitz là giáo sư với tước hiệu James B. Duke ngành Luật và Khoa học Chính trị tại Đại học Duke, và là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng, trong đó, cuốn sách mới đây nhất của ông có tên “The Deadly Ethnic Riot” (2001) (tạm dịch: Cuộc nổi loạn Sắc tộc Chết chóc). Bài tiểu luận sau đây dựa trên một bài nghiên cứu viết cho nhóm nghiên cứu về bầu cử tại Viện Nghiên cứu Malaysia và Quốc tế IKMAS tại Đại học Kebangsaan, Malaysia. Tiểu luận này được đăng lần đầu tiên vào tháng 10 năm 2003 trên Tạp chí Dân chủ. *** Để đánh giá một hệ thống bầu cử hoặc chọn một hệ thống bầu cử mới thì cần phải hỏi xem người ta muốn hệ thống đó làm gì. Không một hệ thống bầu cử nào có thể dễ dàng phản ánh được nguyện vọng của cử tri hay mô hình phân hóa đang hiện diện trong xã hội hay cơ cấu của đảng chính trị đang chiếm ưu thế. Mỗi hệ thống bầu cử đều định hình và […]
Thế gian này, không ai hành động. Tất cả chỉ vận hành theo các thói quen, như một mã lệnh tự động được ghi trong tâm trí. Hành động như một trò diễn theo kịch bản. Hành động như một vật thể di chuyển theo quỹ đạo. Hành động không hàm chứa tự do trong đó. Một hành động khởi lên, nó đã bị kiểm soát bởi các lực đẩy và lực nén. Bất kể con người có ý thức hay vô thức, những hành động ta làm cũng không phải ta làm. Hành động có ý thức: biết rằng ta là con rối mà cuộc đời giật dây. Hành động trong vô thức: sự va chạm hỗn loạn của những thói quen, những nguyên tắc, những điều luật, những đức tin, những sân hận, hoài nghi lộn xộn trong đầu… Không hành động: một trạng thái chối từ rằng mình đang hành động. Trật tự là khi con người hành động trong vô thức. Và loạn lạc cũng thế, là khi con người tiếp tục hành động trong vô thức. Điều gì tạo ra khác biệt trong trật tự và loạn lạc? Trật tự: những vai diễn tẻ nhạt […]
Hà Thủy Nguyên dịch Ráng hồng khuất vầng dương Cầu vồng trời cao buông Rào rào hang suối tuôn Ào ào cây lá rụng Chim lẻ lạc bầy rồi Điệu buồn ám tầng mây Trăng hết tròn lại khuyết Hoa chẳng nở hai lần Xưa nay đều vậy cả Ôi biết nói gì đây. *Bản Hán Việt: Đan hà tế nhật, Thái hồng thuỳ thiên. Cốc thuỷ sàn sàn, Mộc lạc phiên phiên. Cô cầm thất quần, Bi minh vân gian. Nguyệt doanh tắc xung, Hoa bất tái phồn. Cổ lai hữu chi, Ta ngã hà ngôn.
Tôi nghĩ, cái vui của người hiểu Đạo là cái vui của việc thấy được nghĩa của từ luôn thay đổi. Lấy cặp từ đối nghịch “nóng – lạnh” làm ví dụ. Khi ta nói một cái gì đó là “nóng”, ta đã ngầm định rằng nó tốt hơn/nhiều hơn “lạnh”. Nhưng nếu ta tra vấn lại mối quan hệ ngữ nghĩa đó, thì nghĩa của “nóng” và “lạnh” sẽ thay đổi. Khi nghĩa này thay đổi, thì góc nhìn của ta cũng sẽ thay đổi theo. Tương tự với lập luận “ngựa trắng không phải là ngựa”. Khi Công Tôn Long tra vấn lại mối quan hệ giữa “ngựa” và “ngựa trắng”, lật lại cái ngầm định rằng ngựa trắng là ngựa, thì nghĩa của hai từ nay đã bị biến đổi. (Ta cũng có thể nói là nghĩa của từ “là” bị thay đổi cũng được.) Điều này khác với trò chơi ngôn ngữ của Derrida. Ở đây vẫn là chuyện các từ có nghĩa, và góc nhìn của chủ thể được hình thành bởi nghĩa của từ (the perspective is created by word’s meaning). Ở phương Tây, cũng cùng thời với Trang Tử, Socrates cũng đã thấy […]
Chúng ta chẳng bao giờ hiểu được tại sao đôi khi chúng ta lại có những trạng thái điên rồ được gọi tên bằng “cảm xúc”, bởi vì đó là một điều huyền bí… mà những điều huyền bí thì có bao giờ hiển hiện một cách rạch ròi để ta có thể chạm vào đâu. Và cũng một cách huyền bí, lời lý giải cho những trạng thái ấy đã được kể lại. Tuy nhiên, chẳng ai tin câu trả lời ấy cả và khi người ta càng không tin thì nó lại càng huyền bí. Mỉa mai vậy đấy! Câu trả lời đơn giản thế này thôi, đơn giản nên người đời không tin thì cũng dễ hiểu: Những vị thần đã xúi bẩy chúng ta đấy. Câu trả lời này đã cũ mèm, chúng ta đã nghe về nó quá nhiều… Họ – kẻ thì làm chúng ta phấn khích; kẻ thì đẩy ta vào nỗi đau đớn, dằn vặt; kẻ thì đem đến cơn cuồng nộ không thể kiểm soát… tất cả… tham lam, say đắm, thù hận… đâu thuộc về chúng ta. Chúng ta chỉ là những con rối cho họ giật dây và họ […]
Rộn nhịp mưa khua…tràn thung Gà hoang gáy loạn nước non cùng Ùn ùn sơn khí vờn chiều quạnh Còn tôi họa thơ… Tôi nhớ tôi đi những dặm trường Bên thành xưa cũ đã chìm sương Áo bào thấm thoắt luân hồi đọng Còn thơ giữa đoạn trường… Đàn trời hờ hững nhịp gió trời Thung mưa đã ngập thi tứ lơi Tôi gom ảo ảnh thành thơ cũ Cho hồn sống lại một cuộc đời Chân dẫm hài mưa nghe lạnh lạnh Nghe đời đà bớt phận nổi trôi Nghe đâu mát dịu chiều sơn dã Nghe lòng đã lưng chừng Tre trúc xô nghiêng một góc rừng Thung chiều bất chợt hiện mông lung Chập chờn hư ảnh vài trăm kỷ Và con mắt kia cũng mở bừng Góc rừng chiều Mưa hạt hạt Sấm động xiêu Mặt trời nhạt Tôi khoác manh bạch y Ngóng mưa xua thế sự Tĩnh rồi! *Kỷ niệm một lần ở Kỳ Sơn – 2019 Hà Thủy Nguyên
Thu về chăng giấc chìmTa nằm im ứa sầuHoa muộn đơm phớt màuHương mùa gửi đâu? Rung giàn sao tiếng đànMây chuyển vương ánh ngàChim mộng ôm giấc lòaĐộc ca Đêm ngàn hoa thiếp vùiTrăng nỉ non khóc hờiMơ mòng loang mắt ngườiTả tơi Trôi tận năm tháng cùngChân mỏi theo cánh rờiTay tìm tay nghẹn lờiNgười ơi… Minh Hùng
(Khuyến nghị: để xem bảng biểu tốt cần đọc trên máy tính để bàn hoặc tablet màn hình rộng) Richard W. Soudriette và Andrew Ellis Richard W. Soudriette là Chủ tịch của IFES (được thành lập với tên gọi Quỹ Quốc tế hỗ trợ Hệ thống bầu cử) từ năm 1988. Là tác giả của rất nhiều bài báo, ông hiện đang là đồng tác giả của một tác phẩm đề cập tới tầm quan trọng của hoạt động quản lý bầu cử trong việc thúc đẩy dân chủ. Andrew Ellis là người đứng đầu nhóm Quy trình bầu cử cho IDEA Quốc tế tại Stockholm, là đồng tác giả của cuốn Xây dựng Hệ thống Bầu cử: Sổ tay IDEA Quốc tế mới. Ông từng làm việc cho Viện Dân chủ Quốc gia và Ủy ban châu Âu. Bài tiểu luận này xuất hiện lần đầu tiên trong ấn bản tháng Tư năm 2006 của Tạp chí Dân chủ, Hoa Kỳ. *** Ngày nay, phòng bỏ phiếu đã trở thành công cụ được chấp nhận toàn cầu và góp phần vào quá trình thay đổi hệ thống chính trị. Năm 1974, bầu cử chỉ được thông qua trong 39 nền […]
Phản biện bài viết “Niềm vui hiểu Đạo” của Ooker. Tôi vốn có một niềm hứng thú đặc biệt với tư tưởng Đạo gia và luôn cố tách bạch tư tưởng này với hệ thống Đạo giáo vốn pha tạp nhiều tín ngưỡng cổ quái của các giáo phái phù thủy ở Trung Quốc cổ đại. Nhưng tôi không muốn viết bài về tư tưởng Đạo gia, bởi vì tôi vẫn thấy rằng diễn giải lại dòng diễn giải của những nhà tư tưởng bàn về Đạo thì thật không đúng. Càng bàn sẽ càng sai, càng bàn sẽ càng đi vào ngõ cụt, mà suy cho cùng, Đạo không phải thứ để đem bàn ra tán vào, và vốn chẳng thể diễn giải bằng lời. Video tôi nói chuyện về sự phân biệt giữa Đạo gia và Đạo giáo Động lực để tôi viết bài này, là vì đọc bài viết “Niềm vui hiểu Đạo” của Ooker đăng trên FoxStudy. Bài viết trích dẫn nhiều ý kiến của các nhà nghiên cứu Đạo gia phương Tây xen kẽ với vài câu từ hai trước tác Đạo gia quan trọng là “Đạo đức kinh” của Lão Tử và “Nam hoa […]
(Cổ nhân có câu: WordPress hates happiness. Bài này đáng ra chỉ là một comment cho bài Người biết Đạo thì không vui, nhưng vì phần comment không hỗ trợ đủ thẻ HTML, nên tôi tách thành một bài riêng.) Em cám ơn chị đã dành thời gian và công sức. Trước khi trả lời em sẽ tóm tắt lại ý của hai bài. Phản biện của chị như sau: Em không hiểu ý Đạo gia về tầm quan trọng của kiến thức Em không biết là Đạo gia không cho rằng người hiểu Đạo sẽ vuiCác tác giả phương Tây chỉ trích tư tưởng Lão Trang vì “quê” Còn bài của em nói về những ý sau: Sự biến đổi nghĩa của từ trong cách Đạo gia lập luận Các hiện tượng trong tâm lý học nhận thức liên quan tới quan niệm của Đạo gia khi nói về kiến thức Sự chê cười không đúng lúc của Trang TửPhản ứng phù hợp khi bị Trang Tử chê bai Em sẽ trả lời các phản biện của chị: Em không hiểu ý Đạo gia về tầm quan trọng của kiến thức Chị nói: Nếu nói rằng Đạo gia không […]
Benjamin Reilly Benjamin Reilly là giám đốc của Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ tại Đại học Quốc gia Úc. Ông là tác giả của một vài cuốn sách, bao gồm “Dân chủ trong những Xã hội bị chia rẽ: Thiết kế Bầu cử để Quản trị Xung đột” (2001), đề cập rất chi tiết những vấn đề được tranh luận trong tiểu luận này. Ông còn làm cố vấn cho nhiều vấn đề cải cách bầu cử. Quỹ tài trợ từ Viện nghiên cứu Hoa Kỳ về Hòa bình hỗ trợ cho nghiên cứu được trình bày trong tiểu luận này. Bài tiểu luận này ban đầu được đăng trong ấn phẩm tháng Tư năm 2002 của Tạp chí Dân chủ (Hoa Kỳ). *** Những loại hệ thống bầu cử nào có thể giúp thể chế dân chủ sống sót được ở các quốc gia bị chia rẽ sâu sắc bởi chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ hoặc các nhóm dân tộc thiểu số? Như ta thường thấy, chính trị gia trong các “xã hội bị phân hóa” như vậy thường có động cơ mạnh mẽ để “chơi con bài sắc dân” trong thời gian diễn ra bầu cử, […]
Giả sử một người có một rối loạn tâm lý vì từ nhỏ chịu nhiều tổn thương. Người đó lớn lên và rối loạn của họ trở nên ổn định hơn. Trên con đường đó họ bắt gặp triết học Lão – Trang và cảm thấy đây đúng là thứ mình cần tìm. Họ sẽ như thế nào? Người hiểu được triết lý đó vốn không phải là tầm thường. Họ vốn thông minh và sắc sảo. Với một người thông minh và sắc sảo, thì không khó để nhìn ra được điểm tích cực giữa những thứ tiêu cực. Độ đàn hồi (resilience) của họ rất tốt, và những tổn thương “tầm thường” sẽ bị bật lại ngay. Nói như Sơn Tùng, thì họ không phải dạng vừa đâu. Thế nên, để đến mức một người không phải dạng vừa đâu bị rối loạn tâm lý, thì tổn thương họ nhận được hẳn là rất lớn. Vì chẳng có lý do gì một tổn thương tầm thường lại có thể bẻ gãy họ cả, nên nếu họ sụp đổ, thì tổn thương đó hẳn là vượt quá sức tưởng tượng của một con người. Ban đầu họ vẫn tin […]
Tôi nghĩ, về lý thuyết, Đạo gia là một tư tưởng triết học rất tốt để không còn sợ hãi, nhưng trên thực tế nó lại rất tốt để dung dưỡng sự sợ hãi. Nó tạo thêm gánh nặng cho những ai muốn cam kết với nhau. Những người xây dựng nó có lẽ đã đinh ninh rằng những ai theo nó đều là những người ổn định về mặt tâm lý sẵn rồi. Những nỗi sợ được miêu tả trong Đạo Đức Kinh và Nam Hoa Kinh là những nỗi sợ không quá nghiêm trọng. Tôi nghĩ, với những ai đang còn ngập trong sợ hãi, hoặc đang giúp đỡ người đang sợ hãi, thì họ nên một lần dứt khoát vứt bỏ Đạo gia sang một bên, và chuyên tâm vào chuyện chữa lành. Họ rất dễ bị nhầm lẫn, và sẽ thế nào cũng sẽ nhầm lẫn. Sau khi hết sợ rồi thì có thể quay lại cũng được. Hoặc có thể nói theo hướng khác: Đạo không chấp nhận chuyện người theo nó còn sợ hãi. Khi phát hiện bản thân đang sợ, Đạo yêu cầu họ lập tức nhìn thẳng vào nỗi sợ. Vì có […]