Giới thiệu về Aristotle

Triết gia Hy Lạp Aristotle (384-322 TCN) đã có những đóng góp lớn lao và trường tồn trong hầu hết từng khía cạnh của kiến thức nhân loại, từ logic đến sinh học, đến cả luân lý học và mỹ học. Mặc dù trong thời cổ đại ông bị mờ khuất dưới chiếc bóng của người thầy Plato, thì trong khoảng thời gian hậu cổ đại cho đến thời kỳ Khai Sáng, những tác phẩm còn sót lại của Aristotle vẫn mang lại sự ảnh hưởng vĩ đại. Trong triết học Ả-rập ông được biết đến như “Người Thầy Đầu tiên”; còn ở phương Tây ông là “Vị Hiền Triết.”

Tuổi trẻ của Aristotle

Aristotle sinh năm 384 TCN tại Stagira, phía bắc Hy Lạp. Cha mẹ đều thuộc các gia tộc hành nghề y truyền thống, và cha ông, Nicomachus, giữ chức ngự y cho vua Amyntus III xứ Macedonia. Cha mẹ mất khi ông còn nhỏ và ông được nuôi lớn trong gia trang tại Stagira. Năm 7 tuổi ông được gửi đến Athens và nhập học tại Học viện của Plato. 20 năm vừa là học trò vừa là giảng viên tại Học viện, ông đã được kính trọng to lớn và phê bình rất nhiều các lý thuyết của thầy ông. Trong những bài viết về sau của Plato, mà trong đó những lập trường trước ấy đã được làm cho mềm mỏng hơn, dường như mang dấu ấn từ những cuộc thảo luận lặp đi lặp lại cùng với người học trò ưu tú nhất của mình.

Bạn có biết rằng các tác phẩm của Aristotle còn sót lại đến nay dường như chỉ là những bài giảng hơn là văn chương, còn các tác phẩm nay đã thất lạc của ông lại chứa văn phong có chất lượng cao hơn hoàn toàn. Triết gia La Mã Cicero đã có câu “Nếu văn của Plato tựa bạc quý thì của Aristotle là một dòng sông vàng.”

Khi Plato qua đời năm 347 TCN, quyền quản lý Học viện được trao cho người cháu trai Speusippus. Không lâu sau Aristotle rời Athens, không thể biết chắc rằng là đó là do sự thất vọng dành cho Học viện hay là những bất lợi chính trị liên quan đến quan hệ gia đình của ông ở Macedonia đã làm ông ra đi vội vã.  Ông sống 5 năm như một vị khách của những người học trò cũ tại Assos và Lesbos thuộc vùng bờ biển Tiểu Á. Chính nơi đây ông đã thực hiện các nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực sinh học hải dương và kết hôn với Pythias và có cùng bà đứa con gái duy nhất cũng mang tên Pythias.

Năm 342 TCN Aristotle được triệu hồi về Macedonia bởi Vua Philip II để làm gia sư cho con trai ông, người sau này trở thành Alexander Đại đế—một cuộc gặp gỡ của hai nhân vật lịch sử mà theo lời một nhà bình luận hiện đại là “để lại tác động cực kỳ nhỏ bé đối với cả hai.”

Aristotle và Ngôi trường Lyceum

Aristotle trở lại Athens năm 335 TCN. Vì là người vùng khác nên ông không thể sở hữu tài sản nơi đây, nên ông đã thuê lại không gian của Lyceum, vốn là một trường đấu vật ở ngoại ô. Cũng như Học viện Plato, trường Lyceum đã thu hút học viên khắp đất Hy Lạp và phát triển một giáo trình với trọng tâm dựa trên những giảng dạy của người sáng lập trường. Thể theo nguyên tắc của Aristotle về việc khảo cứu nhiều tác phẩm khác nhau như là một phần của sự phát triển triết lý, trường Lyceum đã thu thập được một bộ sưu tập các văn bản mà từ đó trở thành một trong những thư viện vĩ đại đầu tiên trên thế giới.

Các Tác phẩm của Aristotle

Trường Lyceum là nơi mà Aristotle có lẽ đã sáng tác nhiều nhất, xấp xỉ 200 tác phẩm, trong đó chỉ có 31 tác phẩm còn sót lại. Về phong cách, các tác phẩm được biết đến của ông thường cô đặc và gần như bị lộn xộn, có thể cho rằng đó là các bài giảng được sử dụng nội bộ trong trường học của ông. Các tác phẩm của Aristotle được xếp vào bốn mục. “Bộ Công Cụ” là tổ hợp các bài viết về các công cụ lý luận logic phục vụ cho việc khảo cứu triết học hoặc khoa học. Tiếp đến là các tác phẩm về lý thuyết của Aristotle, nổi tiếng nhất là các luận thuyết về động vật (“Bộ Phận của Các Loài Vật”, “Cử Động của Các Loài Vật,” v.v.), vũ trụ học, “Vật lý học” (một vấn luận cơ bản về bản chất của vật chất và biến đổi) và “Siêu Hình học” (khảo cứu cận-thần học (quasi-theological) về sự tồn tại).

Thứ ba là các tác phẩm gọi là thực tiễn của Aristotle, “Luân lý học” và “Chính trị luận” là hai tác phẩm tra cứu đáng chú ý và chuyên sâu về sự phát triển của nhân loại trên các nấc thang về cá nhân, gia đình và xã hội. Cuối cùng là “Tu từ học” và “Thi ca luận” thẩm xét về những tạo tác của hoạt động sản xuất của loài người, bao gồm điều gì tạo nên một lý luận thuyết phục và làm sao một màn bi kịch tinh tạo có thể dẫn truyền cho sự phóng thích nỗi sợ và lòng trắc ẩn.

Bộ Công Cụ

“The Organon” (tiếng Latin của từ “công cụ”) là một chuỗi các tác phẩm của Aristotle về lý luận logic (cái mà ông sẽ gọi là những phân tích) được tập hợp lại vào khoảng năm 40 TCN bởi Andronicus và môn đồ của ông ta. Bộ sách này gồm sáu quyển bao gồm “Phân loại học” (Categories), “Về Luận giải” (On Interpretation), “Những Phân tích Tiên nghiệm” (Prior Analytics), “Những Phân tích Hậu nghiệm” (Posterior Analytics), “Các Chủ đề” (Topics) và “Về Các Bác Luận Nguỵ Biện” (On Sophistical Refutations). Bộ Công Cụ chứa đựng các giá trị của Aristotle dành cho các phép tam đoạn luận (syllogisms) (‘syllogismos’ trong tiếng Hy Lạp, hay còn có nghĩa là “những kết luận”), một hình thức lý luận mà kết luận được rút ra từ hai tiền đề giả định. Ví dụ, tất cả con người đều không bất tử, tất cả người Hy Lạp đều là con người, cho nên tất cả người Hy Lạp đều không bất tử.

Siêu Hình Học

Tác phẩm “Siêu Hình Học” (Metaphysics) của Aristotle được viết gần như là tiếp nối sau tác phẩm “Vật lý Học” (Physics) và nó nghiên cứu về bản chất của sự tồn tại. Ông gọi siêu hình học là “triết thuyết đầu tiên” (first philosophy), hay là “tri thức” (wisdom). Mảng chú trọng chính của ông là “là như là là” (being qua being) , suy xét về vấn đề điều gì được nói đến dựa trên chính cái là điều đó chứ không bởi vì những tính chất đặc trưng mà điều đó có thể có. Trong “Siêu Hình Học” Aristotle còn suy tưởng về nhân quả, hình thể, vật chất và thậm chí cả một phần lý luận dựa trên logic dành cho sự tồn tại của Chúa trời.

Tu từ Học

Theo Aristotle, hùng biện là “tính năng của việc quan sát trong bất kỳ trường hợp những phương cách có thể có cho việc thuyết phục” (the faculty of observing in any given case the available means of persuasion) . Ông chỉ ra ba cách thức chính của hùng biện: đạo lý (ethos), cảm xúc (pathos), và logic (logos). Ông còn chia hùng biện ra thành các kiểu diễn đạt: trịnh trọng (ceremonial), xét đoán (judicial) và thảo luận (deliberative) (khi mà người nghe cần đạt được một nhận định nào đấy). Công trình mang tính khai phá trong lĩnh vực này của ông đã mang lại cho ông tên gọi “người cha của hùng biện.”

Thi ca luận

“Thi ca luận” của Aristotle được viết vào khoảng năm 330 TCN và là công trình cổ xưa nhất hiện có về kịch thuyết (dramatic theory) . Tác phẩm này thường được xem như là một bác luận của ông đối với lý luận của thầy mình là Plato cho rằng thi ca là sự hoài nghi thuộc về đạo đức (morally suspect)  và do đó nên bị loại bỏ khỏi một xã hội hoàn hảo. Aristotle lại tiếp cận bằng cách phân tích mục đích của thi ca. Ông lý luận rằng những nỗ lực sáng tạo như thi ca và kịch nghệ mang đến sự phóng thích (catharsis), hay là sự tháo giải tích cực của cảm xúc thông qua hoạt động nghệ thuật (the beneficial purging of emotions through art) .

Cái chết và Di sản của Aristotle

Sau cái chết của Alexander Đại Đế năm 323 TCN, làn sóng chống người Macedonia một lần nữa buộc Aristotle rời bỏ Athens. Ông qua đời ở không xa phía bắc thành phố vào năm 322 TCN bởi một căn bệnh tiêu hoá. Ông muốn được chôn cạnh vợ ông đã chết trước ông vài năm. Trong những năm cuối đời ông có một mối quan hệ với người nữ nô lệ của ông là Herpyllis, người đã sinh cho ông Nichomachus, người con trai mà ông đã dùng cùng tên đặt cho luận thuyết vĩ đại về luân lý của mình.

Ngôi trường Lyceum được giao quản lại cho những học trò thân thích với Aristotle, nhưng trong vòng vài thế kỷ thì ảnh hưởng của ngôi trường đã suy mờ so với ngôi Học viện đối thủ. Trong suốt vài thế hệ thì các trước tác của Aristotle hoàn toàn bị lãng quên. Sử gia Strabo cho rằng chúng đã bị chứa trong một căn hầm ẩm mốc qua hàng thế kỷ ở Tiểu Á trước khi được tái phát hiện vào thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên, và khó mà cho rằng đây là những tái bản duy nhất còn lại.

Năm 30 SCN, Andronicus đã tập hợp và biên tập lại các tác phẩm còn sót lại của Aristotle và trở thành cơ sở cho việc biên tập về sau. Sau sự sụp đổ của thành Rome, Aristotle vẫn được đọc ở Byzantium và trở nên nổi danh trên đất Hồi giáo, nơi mà những nhà tư tưởng như Avicenna (970-10370), Averros (1126-1204) và học giả người Do Thái Maimonodes (1134-1204) đã làm tái sinh các giáo huấn về lý luận và khoa học của Aristotle.

Aristote trong Thời Trung Cổ và Về Sau

Vào thế kỷ 13, Aristotle đã được tái giới thiệu ở phương Tây thông qua công trình của Albertus Magnus và đặc biệt là Thomas Aquinas, người mà công trình tổng hợp xuất sắc giữa tư tưởng Aristotle và Thiên Chúa giáo của ông đã tạo nên nền tảng triết học, thần học, khoa học của Công giáo sau Trung Cổ.

Sức ảnh hưởng toàn cầu của Aristotle trở nên khá nhợt nhạt trong thời Phục Hưng và Cải cách Tin Lành (Reformation) khi các nhà cải cách tôn giáo và khoa học chất vấn việc Nhà thờ Công giáo đã thêm thắt vào những lời giáo huấn của Aristotle. Các khoa học gia như Galileo và Copernicus bất đồng với quan điểm coi Địa cầu là trung tâm Thái dương hệ của ông, còn các nhà giải phẫu học lại mổ xẻ các lý thuyết của ông về sinh học. Tuy nhiên cho đến tận ngày nay, nghiên cứu của Aristotle vẫn giữ cương vị như một xuất phát điểm quan trọng trong bất kỳ việc lý luận nào về logic, mỹ học, lý thuyết chính trị và luân lý.

Nguồn: https://www.history.com/topics/ancient-history/aristotle

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *