Bản dịch của Nguyễn Hoàng Dương
Buồn đến ư
Buồn đến ư
Chủ nhân có rượu mà chẳng rót
Một khúc buồn thương nghe ta ngâm
Buồn đến không ngâm nào cười được
Thiên hạ ai người hiểu tâm ta
Người có vài đấu rượu
Ta có ba thước cầm
Cầm ca hòa rượu đôi vui thú
Rượu nồng một chén đáng ngàn vàng
Buồn đến ư
Buồn đến ư
Trời tuy cao
Đất tuy rộng
Vàng ngọc khắp nhà ưng chẳng giữ
Phú quý trăm năm được mấy hồi
Tử sinh ai chẳng trải một lần
Mồ xanh tháng cũ vượn khóc thầm
Uống đi cho hết chén rượu nồng
Buồn đến ư
Buồn đến ư
Phượng hoàng không đến chẳng họa đồ[1]
Tử đi rồi học trò như rác
Hán Đế nào nhớ Lý tướng quân
Sở Vương đâu giữ Khuất đại phu
Buồn đến ư
Buồn đến ư
Lý Tư Tần quốc lòng hối hận
Hư danh yên hết ngoài thân
Ngũ Hồ từng yên lòng Phạm tử
Danh thành công toại thân tự thoái
Kiếm cho người sử dụng
Sách biết được tính danh
Hàm ơn đâu ép buộc đáp đền
Đoán người chắc gì cùng khốn khó
Nào đầu xanh bá chủ bốn phương
Đừng lừa tóc bạc như nho sĩ.
[1] Lấy tứ từ: “Phượng điểu bất chí, Hà bất xuất đồ, ngô dĩ hĩ phù” trong Luận ngữ của Khổng Tử. Nghĩa là: Phượng hoàng không đến, bức họa đồ chẳng hiện trên sông Hoàng Hà, ta hết hi vọng rồi.
Bản Hán Việt:
Bi lai hồ
Bi lai hồ
Chủ nhân hữu tửu thả mạc châm
Thính ngã nhất khúc bi lai ngâm
Bi lai bất ngâm hoàn bất tiếu
Thiên hạ vô nhân tri ngã tâm
Quân hữu sổ đấu tửu
Ngã hữu tam xích cầm
Cầm minh tửu lạc lưỡng tương đắc
Nhất bôi bất thí thiên quân kim
Bi lai hồ
Bi lai hồ
Thiên tuy trường
Địa tuy cửu
Kim ngọc mãn đường ưng bất thủ
Phú quý bách niên năng kỹ hà
Tử niên nhất độ nhân giai hữu
Cô viên tọa đề phần thượng nguyệt
Thả tu nhất tận bôi trung tửu
Bi lai hồ
Bi lai hồ
Phượng hoàng bất chí hà vô đồ
Vi Tử khứ chi Kỳ Tử nô
Hán Đế bất ức Lý Tướng Quân
Sở Vương phóng khước Khuất Đại Phu
Bi lai hồ
Bi lai hồ
Tần gia Lý Tư tảo truy hối
Hư danh bát hướng thân chi ngoại
Phạm tử hà tằng ái ngũ hồ
Danh thành công toại thân tự thoái
Kiếm thị nhất phu dụng
Thư năng tri tánh danh
Huệ thi bất khẳng can vạn thừa
Bốc thức vị tâm cùng nhất kinh
Hoàng tu hắc đầu thủ phương bá
Mạc man bạch thủ vi nho sinh.