Pham Minh Quan

Mê hồn cùng Spirited Away

Posted by
Pham Minh Quan

Posted in

Spirited Away (千と千尋の神隠し / Sen to Chihiro no Kamikakushi), phải thừa nhận rằng, là bộ phim hoạt hình thành công nhất cả về mặt doanh thu lẫn nghệ thuật, không chỉ thế kỷ XIX mà còn trong toàn lịch sử điện ảnh hơn một trăm năm. Điều này, ngoài được minh chứng thông qua danh sách dài các giải thưởng danh giá, với đỉnh cao là đoạt giải Oscar dành cho phim hoạt hình xuất sắc nhất – độc nhất vô nhị, một phim hoạt hình vẽ tay và phi Anh ngữ – thì còn được thể hiện thông qua vô số cách tiếp cận hướng tới bộ phim.

CHÂN DUNG: TỪ DƯƠNG BẢN ĐẾN ÂM BẢN

Posted by
Pham Minh Quan

Posted in

Mọi chân dung được vẽ bằng cảm xúc là một chân dung của người nghệ sĩ, chứ không phải của mẫu vẽ. Người mẫu chỉ đơn thuần là cái tình cờ, cái kỳ dịp. Không phải là người này là người được họa sĩ hé lộ; thay vào đó, người họa sĩ tự hiển lộ bản thân trên toan vẽ.” ― Oscar Wilde, The Picture of Dorian Gray.

HAI LƯỠNG CỰC SẮC THÁI CỦA VINCENT VAN GOGH: VÀNG VÀ XANH

Posted by
Pham Minh Quan

Posted in

Danh họa Vincent van Gogh có một đời sống nội tâm và sáng tạo phong phú, chưa nói là hỗn mang đến tận cùng. Song, những bất an và bệnh chứng của Van Gogh đã mang lại cho nhân loại một khối lượng kiệt tác bất hủ, là niềm cảm hứng bất tận cho nhiều nghệ sĩ đời sau, và không những thế, còn trở thành một ca bệnh điển hình mà những nhà tâm lý học, phân tâm học, rồi thậm chí là tâm bệnh học hiện đại đi sâu mổ xẻ. Sự giải phẫu tâm lý này không phải đơn thuần nhằm mục đích điều trị lâm sàng, thay vào đó, nhằm thám mã một nguyên lý sáng tạo đằng sau não trạng van Gogh và lý giải thế giới quan nghệ thuật đặc thù của ông.

2001: A Space Odyssey – Khi nghệ thuật đi trước thời đại và dự báo về tương lai

Posted by
Pham Minh Quan

Posted in

Bộ phim này, tuy không phải là bộ phim đầu tiên về đề tài khoa học viễn tưởng – vũ trụ (mà phải là bộ phim Forbidden Planet năm 1956), nhưng là bộ phim cột mốc, là nền tảng cho các bộ phim cùng thể loại sau này – chính là 2001: A Space Odyssey. Tất nhiên, đạo diễn của bộ phim này cũng phải là một đạo diễn huyền thoại – Stanley Kubrick.

GIẢI PHẪU PHỤC HƯNG QUA BA TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT Ý

Posted by
Pham Minh Quan

Posted in

Có một điều không thể phủ nhận, những nghệ sĩ Phục hưng là mẫu người độc nhất vô nhị, và không thể có trở lại. Họ đã chuyên chở nghệ thuật vẫy vào không trung, trên đôi cánh của đức tin mãnh liệt nhất. Nietzsche đúng khi nói họ, với tư cách là những nhà nhân văn chủ nghĩa, là những người tấn phong tôn giáo và những sai lầm triết học của nhân loại, và họ không thể thực hiện điều này nếu không có niềm tin vào chân lý tuyệt đối của những sai lầm.

Confession of Pain – Thành phố của tột cùng đớn đau

Posted by
Pham Minh Quan

Posted in

Có những bộ phim đẩy những thái cực cảm xúc của con người lên đỉnh điểm, lột tả chúng một cách trần trụi, giày xéo và vò nát tâm can của những nhân vật trong phim cũng như người xem. Confession of Pain là một bộ phim như vậy – khi đề cập đến cảm xúc của mỗi con người trước nỗi đau.

Hai bộ phim Ghibli – Only Yesterday và Porco Rosso

Posted by
Pham Minh Quan

Posted in

Bộ phim thứ nhất là Only Yesterday (tên tiếng Nhật: おもひでぽろぽろ / Omohide Poro Poro, “Ký ức tuôn trào”) năm 1991 của đạo diễn Isao Takahata. Bộ phim thứ hai, Porco Rosso (tên tiếng Nhật: 紅の豚/ Kurenai no Buta, “Chú heo màu đỏ”), ra mắt sau đó một năm của đạo diễn Hayao Miyazaki. Cả hai bộ phim cùng minh họa phong cách làm phim đặc trưng của nhị vị tông sư, hai trụ cột của Studio Ghibli

The Shape of Water – Khởi thủy của tình yêu

Posted by
Pham Minh Quan

Posted in

The Shape of Water là những sự quy tụ quen thuộc. Bộ đôi đạo diễn Guillermo del Toro và diễn viên Doug Jones (vai người lưỡng cư/Amphibian Man) một lần nữa tái hợp, sau những sự kết hợp thành công trước đó trong các bộ phim giả tưởng như Hellboy I&II, Pan’s Labyrinth.

The Impossible – Chiến thắng của tinh thần con người trước nghịch cảnh

Posted by
Pham Minh Quan

Posted in

The Impossible là một bộ phim về thiên tai của đạo diễn người Tây Ban Nha Juan Antonio Bayona (vốn được biết đến với bộ phim kinh dị The Orphanage năm 2007). Bộ phim lấy bối cảnh về trận động đất – sóng thần lịch sử tại Ấn Độ Dương ngày 26 tháng 12 năm 2004, lấy đi tính mạng của gần 230 nghìn người và là trận động đất có số thương vong lớn thứ hai trong lịch sử.

CLAUDE MONET VÀ SỰ THÂU TÓM KHÔNG-THỜI GIAN

Posted by
Pham Minh Quan

Posted in

Claude Monet (1820 – 1926) là danh họa khai phóng cho trường phái hội họa Ấn tượng tại Pháp. Không những vậy, Monet, cùng với Camille Pissarro, Alfred Sisley, Pierre-Auguste Renoir và Frédéric Bazille, xác lập và phổ biến phương pháp plein-air (vẽ tranh ngoài trời), đồng nghĩa với việc tạo ra một cách tân […]

CLAUDE LORRAIN: HOÀI CẢM HOÀNG HÔN

Posted by
Pham Minh Quan

Posted in

Hoàng hôn là giờ tàn của một ngày, mùa thu là mùa tàn của một năm, hoài niệm là suy tàn của hiện thời. Đứng trước vẻ đẹp tự nhiên của chiều tàn, ta không khỏi giấu được sự thán phục tán dương lẫn man mác luyến tiếc một ngày vừa trôi đi. Con người […]

SALVADOR DALÍ: KHI THỰC TẠI TAN CHẢY

Posted by
Pham Minh Quan

Posted in

Con đường hoàng đạo để thâm nhập vào thế giới nghịch dị của Salvador Dalí (1904 – 1989), không phải là đời tư lập dị của ông, ít nhiều cũng chẳng phải thiên hướng chính trị và tôn giáo, bởi chúng chỉ là những thuộc tính tham gia tác động tới một não trạng dị […]

Đổi mới và toàn cầu hóa mỹ thuật Việt Nam

Posted by
Pham Minh Quan

Posted in

Tiểu luận nghiên cứu được dịch từ tạp chí Journal of Vietnamese Studies (tạp chí Việt Nam học, Đại học California), Vol. 14, No. 1 (2019), tr. 1-34. Phạm Minh Quân dịch TÓM TẮT Đổi Mới làm nổ ra những thay đổi quan trọng trong giới mỹ thuật Việt Nam, trong đó bao gồm các […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *