Lại Nguyên Ân

About Me

Nhà nghiên cứu và phê bình văn học. 

Tác phẩm chính đã xuất bản

Loại sách phê bình, tiểu luận, nghiên cứu văn học

  • Văn học và phê bình (1984);
  • Một thời đại mới trong văn học (1987, 1995);
  • Sống với văn học cùng thời (1997, 2003);
  • Đọc lại người trước, đọc lại người xưa (1998);
  • Từ điển văn học Việt Nam, từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX (1995, 1997, 1999, 2001, 2005, 2017);
  • Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết “Giông tố” (2007);
  • Mênh mông chật chội… (2009)
  • Tìm lại di sản (2013)
  • Biên niên hoạt động văn học Hội nhà văn Việt Nam, tập I: 1957-1975 (2013)
  • Trong thoáng xuân Hà Nội (e-book, 2014)
  • Từng đoạn đường văn (2016)
  • Nghiên cứu văn bản tiểu thuyết “Số đỏ” (2016)
  • Biên niên hoạt động văn học Hội nhà văn Việt Nam, tập II: 1976-1985 (2016)
  • Biên niên hoạt động văn học Hội nhà văn Việt Nam, tập III: 1986-1995 (2018)
  • Biên niên hoạt động văn học Hội nhà văn Việt Nam, tập IV: 1996-2001 (2020)

Loại sách sưu tầm biên soạn tư liệu văn học sử Việt Nam

  • Văn học trong giai đoạn cách mạng mới: Kỷ yếu Đại hội nhà văn Việt Nam lần thứ ba, 26-28/9/1983 (1984)
  • Nguyễn Minh Châu, con người và tác phẩm (1990);
  • Văn học 1975-1985: tác phẩm và dư luận (1997);
  • Vũ Trọng Phụng, tài năng và sự thật (1992, 1997);
  • Vũ Trọng Phụng, con người và tác phẩm (1994);
  • Thi sĩ Hồ Dzếnh (1993);
  • Hồ Dzếnh, một hồn thơ đẹp (2001);
  • Nhà văn Việt Nam: Chân dung tự hoạ (1995);
  • Sưu tập trọn bộ “Tiên phong”, tạp chí của Hội văn hóa cứu quốc, 1945-1946 (2 tập: 1996);
  • Sưu tập “Văn nghệ” 1948-1954 (7 tập: 1998, 1999, 2000, 2003, 2005, 2006);
  • Lê Thanh: Nghiên cứu và phê bình văn học (2001);
  • Vũ Trọng Phụng: Chống nạng lên đường (2001, 2004);
  • Thơ mới 1932-1945: tác giả & tác phẩm (1992, 1995, 1998, 2000, 2002, 2004);
  • Trần Đình Hượu: Các bài giảng về tư tưởng phương Đông (2001, 2002);
  • Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1928 (2003);
  • Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1929 (2005);
  • Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1930 (2005);
  • Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1931 (2007);
  • Phan Khôi: Viết và dịch Lỗ Tấn (2007);
  • Tác phẩm Hoàng Cầm (Q.1: Thơ; Q.2: Truyện thơ. Kịch; Q.3: Văn xuôi) (2002-2003);
  • Tư liệu thảo luận 1955 về tập thơ “Việt Bắc” (2005);
  • Vũ Bằng: Các tác phẩm mới tìm thấy (2010);
  • Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1932 (2010, 2014).
  • Trần Văn Thùy: Nhật ký thanh niên xung phong, Trường Sơn: 1965-1969 (2011, tái bản có bổ sung, 2019)
  • Hoàng Cầm, hồn thơ độc đáo (2011)
  • Lưu Trọng Lư: Tác phẩm: Truyện ngắn, tiểu thuyết (2 tập: 2011)
  • Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1933-1934 (2013)
  • Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1935 (2013)
  • Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1936 (2014)
  • Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1937 (2014)
  • Phan Khôi: Vấn đề phụ nữ ở nước ta (2016, 2018)
  • Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1938-1942 (2017)
  • Vũ Trọng Phụng: Con người điêu trá (sưu tập các tác phẩm nhỏ, lẻ, bỏ dở; có thư mục đăng tải trong đời văn của tác giả) (2 tập: 2018)
  • Phan Khôi: Ảnh hưởng Khổng giáo ở nước ta (2018)
  • Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo, in sách 1948-1958 (2019)
  • Phan Khôi: Tác phẩm đăng báo 1917-1924 (2019)

Loại sách dịch và biên dịch

  • Số phận của tiểu thuyết (1983);
  • Số phận lịch sử của chủ nghĩa hiện thực (1980, 1981);
  • Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người (1984, 1985);
  • Sự thật của đời sống – sức mạnh của văn học. Tư liệu về Đại hội VIII Hội nhà văn Liên Xô (1987)
  • Cơ sở lý luận văn học (1985, 2000);
  • Từ điển thuật ngữ văn học (1992, 1997, 1999, 2000, 2006, 2007, 2009);
  • 150 thuật ngữ văn học (1999, 2003, 2004, 2009, 2016);
  • Từ điển văn học, bộ mới (2004);
  • Bách khoa tri thức phổ thông (2000, 2003, 2007);
  • Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học (2002)
  • Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ XX (2003, 2018);
  • Văn học hậu hiện đại thế giới. Những vấn đề lý thuyết (2003).
Vũ Trọng Phụng và vụ án văn chương

Posted by
Lại Nguyên Ân

Posted in

“Tiếng chuông tại tòa Thượng thẩm
Sáng hôm nay tòa Thượng thẩm họp do quan Morché làm Chánh án, các ông Verron, Rozé làm Tham thẩm, ông Joyeux ngồi ghế biện lý, ngoài những vụ trộm cướp, tòa đã đem phúc thẩm lại vụ án Tiếng chuông mà tòa Trừng trị đã kết án Nguyễn Văn Thìn 6 ngày tù, 50f phạt; M. Vũ Trọng Phụng 50f .

Các thể tài chức năng, trứ thuật và sáng tác nghệ thuật ở Văn học Trung đại Việt Nam

Posted by
Lại Nguyên Ân

Posted in

I. Ngành nghiên cứu văn học Việt Nam, từ lúc xuất hiện đến nay, đều giữ một cách tiếp cận thống nhất đối với toàn bộ di sản sáng tác ngôn từ của các thế kỷ trước: coi toàn bộ các tác phẩm ấy là văn học, là đối tượng của nghiên cứu văn học. Những […]

Nghệ sĩ và xã hội

Posted by
Lại Nguyên Ân

Posted in

Gần đây, khi yêu cầu đổi mới mọi mặt đời sống xã hội và tinh thần trở nên cấp bách, thì trong văn nghệ cũng có hàng loạt vấn đề cần được nhận thức lại. Quan hệ giữa văn nghệ và chính trị cần phải được hiểu thế nào cho thỏa đáng? Văn nghệ có […]

Thơ và công chúng

Posted by
Lại Nguyên Ân

Posted in

Thiết nghĩ, so với văn, thơ là một cái gì rộng hơn. Văn − văn xuôi nghệ thuật và “văn chương” nói chung − gắn chặt với ấn loát: nó phải được thực hiện, được “xã hội hóa” thông qua trang giấy in hàng loạt − trên tờ báo hoặc quyển sách. Đọc − mà […]

Một số vấn đề xung quanh phạm trù chủ nghĩa hiện đại

Posted by
Lại Nguyên Ân

Posted in

VẤN ĐỀ 1 Chủ nghĩa hiện đại (modernism), cả thuật ngữ lẫn khái niệm, như ta biết, được dùng trước hết để mô tả thực tiễn văn nghệ phương Tây. Thế nhưng ở học thuật phương Tây (Tây Âu và Hoa Kỳ) thuật ngữ này chỉ đến những năm 1980 mới được thừa nhận là […]

GIỚI SÁNG TÁC VÀ GIỚI XUẤT BẢN

Posted by
Lại Nguyên Ân

Posted in

Website ZING khác biệt so với nhiều websites khác, là ở đây có tạo mục “Xuất bản”, đăng tải các tin tức về hoạt động in và phát hành sách, các hiện tượng và nhân vật liên quan đến sách. Gần đây trên Zing.vn xuất hiện một số bài kể chuyện chú trọng soi chuyện […]

TỪ KHI NÀO XUẤT HIỆN TÂM TRẠNG NƯỚC ĐÔI TRƯỚC CÁC BÀI “NHẠC ĐỎ”?

Posted by
Lại Nguyên Ân

Posted in

Ngồi viết những dòng này, tôi vẫn chưa quên vẻ mặt chưng hửng hôm ấy của mấy bệnh nhân nằm cùng phòng khi nghe câu đáp của một cô bé dọn phòng. Chả là mỗi buổi sáng trong phòng bệnh đều xuất hiện nhân viên vệ sinh, dọn dẹp lau rửa buồng tắm, quét rác […]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *