DỊCH THUẬT
Tóm tắt Ngày nay, Suryanamaskar (chuỗi chào mặt trời) được coi là một phần của các thực hành theo truyền thống yoga, mặc dù chuỗi động tác này không được coi là asana (các tư thế yoga) cũng không phải là một phần của Yoga truyền thống. Thực hành Suryanamaskar trước khi bắt đầu các hoạt động thường ngày sẽ tiếp thêm sức mạnh cho người tập và mang lại một ngày hoàn toàn tràn đầy năng lượng. Bắt nguồn từ Raja[1] (quốc vương) của Aundh[2] – người đầu tiên đề xướng suryanamaskar, sau đó, có một thế hệ những người lỗi lạc đã phổ biến chuỗi asana năng động này, bao gồm, T Krishnamacharya, Swami Sivananda, Swami Satyananda từ trường Yoga Bihar, v.v. Những đóng góp của họ đã dẫn đến chuỗi Asana xuất sắc này được giới thiệu đến những người thực hành yoga. Một nhóm tư thế kỳ diệu như vậy cũng bao gồm các kiểu thở linh hoạt ở mỗi tư thế, và mang lại một hình thức thực hành hoàn chỉnh liên quan đến asana (tư thế) và pranayama (thực hành kiểm soát hơi thở). Có tổng cộng 12 tư thế trong thực hành Suryanamaskar […]
Cuộc tranh luận xung quanh Ngày Quốc tế Yoga không phải là về lợi ích sức khỏe. Đó là về cảnh tượng truyền thông nhân danh sức khỏe khi chi tiêu cho y tế đang bị cắt giảm. Một khía cạnh khác cần quan tâm đó là ngày này mang tính quảng bá các bậc thầy yoga hơn là thúc đẩy việc chăm sóc sức khỏe. Yoga được cả thế giới công nhận là một lựa chọn đáng mơ ước để duy trì sức khỏe tốt. Tác dụng trị liệu của yoga đã được nhiều người biết đến và chấp nhận. Tuy nhiên, Ngày Quốc tế Yoga, được tổ chức vào ngày 21 tháng 6, lại liên quan tới rất nhiều điều ngoài vấn đề sức khỏe. Vào ngày 27 tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Narendra Modi đã đề xuất tổ chức ngày quốc tế yoga tại Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc. Vào ngày 11 tháng 12 năm 2014, Liên Hợp Quốc đã tuyên bố ngày 21 tháng 6 là Ngày Quốc Tế Yoga. Các nhà chức trách cho biết họ chọn ngày này vì đây là ngày dài nhất trong năm và được coi là quan trọng […]
Hiểu Quyền Tự do của Trẻ em Tự do là một quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của tất cả con người. Đó là quyền lực để hành động theo ý muốn của mình, đồng thời tôn trọng pháp luật và quyền của người khác. Quyền tự do của trẻ em là gì? Quyền tự do cá nhân và tập thể • Quyền tự do cá nhân: Chúng tương ứng với các quyền tự do mà tất cả các cá nhân sở hữu. Các quyền tự do cá nhân cơ bản nhất là tự do ngôn luận, biểu đạt, đi lại, tư tưởng, ý thức, tôn giáo và quyền có cuộc sống riêng tư. • Quyền tự do tập thể: Chúng tương ứng với các quyền tự do dành cho các nhóm người: tự do lập hội, hội họp ôn hòa, lao động tập thể và quyền đình công. Các quyền tự do này là tuyệt đối nhưng có thể bị hạn chế (các hạn chế đối với các quyền tự do). Quyền tự do của trẻ em Trẻ em có quyền và tự do như người trưởng thành. Nhưng trẻ em mỏng manh và dễ bị tổn […]
Hiểu quyền được dùng nước của trẻ em Nước cần thiết cho sự tồn tại và sức khỏe của tất cả con người. Quyền có nước là quyền cơ bản của con người và là điều kiện tiên quyết để thực hiện các quyền khác của con người. Tiếp cận nguồn nước: quyền sống còn của tất cả trẻ em Quyền có nước là quyền sống còn vì nước có vai trò thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày và môi trường của tất cả mọi người, người lớn và trẻ em. Quyền được sử dụng nước bao gồm quyền có đủ lượng nước chất lượng và quyền có đủ phương tiện vệ sinh để ngăn ngừa bệnh tật và duy trì chất lượng nguồn nước. Nguồn lực thiết yếu cho cuộc sống và tồn tại Nước là nguồn tài nguyên thiết yếu hàng ngày đối với tất cả mọi người. Nó được sử dụng để tiêu dùng trực tiếp, để nấu ăn và tưới tiêu cho các cánh đồng. Có bốn nguyên tắc quan trọng để đảm bảo sự sống còn và sức khỏe cho tất cả mọi người: Nước phải có sẵn: nghĩa là có đủ số […]
Hiểu về Quyền được Bảo vệ của Trẻ em Giai đoạn thơ ấu là giai đoạn con người dễ bị tổn thương hơn vì lúc này chúng ta chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần. Hơn nữa, trẻ em cần được quan tâm và bảo vệ đặc biệt. Lợi ích vượt trội của trẻ em Trẻ em xứng đáng được quan tâm đặc biệt Nguyên tắc lợi ích vượt trội của trẻ em cũng gắn liền với sự cần thiết phải bảo vệ trẻ em. Nguyên tắc này liên quan đến hai luật quan trọng: • Tất cả các quyết định liên quan đến trẻ em phải được thực hiện vì lợi ích riêng của mỗi đứa trẻ để đảm bảo phúc lợi trước mắt và tương lai của chúng. • Tất cả các quyết định và hành vi phải đảm bảo các quyền trẻ em. Lợi ích vượt trội của trẻ em phụ thuộc vào sự bảo vệ của trẻ em. Lợi ích vượt trội của đứa trẻ nhắm đến phúc lợi của mỗi đứa trẻ Nguyên tắc lợi ích vượt trội của trẻ em có mục tiêu thúc đẩy và đảm bảo hạnh phúc […]
Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước về Quyền trẻ em cho Thủ tục liên lạc năm 2011. Trình bày về Nghị định thư Vào ngày 19 tháng 11 năm 2011, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước về Quyền trẻ em về thủ tục liên lạc. Nghị định thư đã có hiệu lực kể từ ngày 28 tháng 5 năm 2012. Nguồn gốc của Nghị định thư Nhờ sự liên minh của 80 tổ chức phi chính phủ hoạt động vì sự tôn trọng Quyền trẻ em toàn cầu, Nghị định thư thứ ba đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 19 tháng 12 năm 2011. Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã nhất trí chấp nhận nghị định thư này vào ngày 17 tháng 6 năm 2011. Hai nghị định thư đầu tiên của Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em (ICRC) là: Nghị định thư không bắt buộc bổ sung cho Công ước liên quan đến Quyền trẻ em, về sự tham gia của trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang, […]
Hiểu về quyền được sống của trẻ em Quyền được sống là một quyền con người được công nhận rộng rãi. Đây là một quyền cơ bản chi phối tất cả các quyền hiện có khác. Khi không có quyền được sống, tất cả các quyền cơ bản khác không có lý do để tồn tại. Đối với trẻ em, quyền được sống là cơ hội được sống và có khả năng lớn lên, phát triển và trở thành người lớn. Quyền này bao gồm hai khía cạnh thiết yếu: quyền được bảo vệ tính mạng ngay từ khi chào đời và quyền được tồn tại và phát triển một cách phù hợp. Quyền được bảo vệ tính mạng của một người ngay từ khi mới lọt lòng Quyền được sống, quyền thiết yếu của tất cả mọi người Quyền được sống là quyền vốn có của mỗi một con người. Ngay từ khi sinh ra, mỗi cá nhân đã được coi là một sinh linh cần được bảo vệ. Trên thực tế, tính cách con người ngụ ý rằng phẩm giá của con người phải được tôn trọng, một điều mà bắt nguồn, trên hết, từ sự bảo vệ […]
NGHIÊN CỨU
Đâu từ hồi 2012, phía ngoài vĩ tuyến có kẻ đồn là trong phòng ngủ Tổng thống Ngô Đình Diệm có treo câu đối khảm trai như vầy: 未出土時先有節 Vị xuất thổ thời tiên hữu tiết 到崚雲處也虚心 Đáo lăng vân xứ dã hư tâm Nghĩa là: Chưa trồi khỏi đất thì đã có lóng (Chữ “Tiết” ở đây vừa có nghĩa là lóng tre lóng trúc, vừa ám chỉ tiết tháo của người quân tử); [Chừng lớn lên] cao tới tầng mây mà lòng vẫn rỗng không. Câu đối độc đáo ở chỗ không có chữ “Trúc” nào, mà vẫn khiến người đọc nhận ra rõ là tả trúc. Tổng thống Ngô Đình Diệm vốn tâm đắc hình tượng cây trúc. Từ lá cờ cho tới dấu triện, mộc, thậm chí trên đồng tiền thời ông cũng có hình trúc. Có lẽ bởi đó mà người ta đồn ra vậy chăng? Cờ Tổng thống “Tiết trực tâm hư”Con dấu Bụi Trúc: Trong Dinh Gia Long hồi trước có trưng bày đủ thứ con dấu, con triện của Tổng thống, Phó Tổng thống, các Bộ trưởng, Tư lệnh Vùng, vân vân. Sau “giải phóng”, dinh này thành Bảo tàng Lịch sử, […]
Là nhà thơ tiền chiến, sau khi chối bỏ hai tập “Thơ thơ” và “Gửi hương cho gió” làm nên tên tuổi mình, Xuân Diệu khôn khéo lánh xa tụi Nhân Văn-Giai Phẩm để được lòng tin của Ba Đình. Từ đó ông trổ thập bát ban võ nghệ, viết đủ thứ từ thơ, đoản văn, bút ký cho tới phê bình. Bộ tiểu luận “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” (Nxb Văn Học, Hà Nội 1982) của ông được “dư luận” tán thưởng, đoạt cả giải thưởng quỷ gì đó, có thể coi là công trình tiêu biểu cho biệt tài bình thơ của ông. Công tâm mà nói, bộ sách đồ sộ 2.000 trang tâm huyết này của Xuân Diệu có vô số chỗ cà giựt xàm xí mứng, tôi không huỡn để vạch ra cho hết, chỉ tạm trích ra phân tích vài đoạn nhỏ trong phần Diệu phê bình tập thơ nôm “Quốc âm Thi tập” của Nguyễn Trãi. CHỐT ĐUỔI XE Đại khái Xuân Diệu tự cho mình bổn phận phải khen tuốt thơ Nguyễn Trãi, hay dở thơm thúi gì cũng phải khen bằng được; và trên hết, không quên nhiệm vụ của […]
十載倫交求古劍 Thập tải luân giao cầu cổ kiếm 一生低首拜梅花 Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Kết bạn mười năm cầu thanh gươm cổ; Một đời chỉ cúi đầu trước hoa mai). Sách giáo khoa môn văn tiểu học ở ta đều khẳng định đây là câu đối của Cao Bá Quát (1809-1855). Khoảng 20 năm nay, có người lại cho đây là câu đối của Tri phủ Hán Dương (Hồ Bắc) là Ngải Tuấn Mỹ đề tặng Nguyễn Tư Giản (1823-1890) khi ông này đi sứ Mãn Thanh năm 1868. “Phát hiện” này làm người có tinh thần tự tôn dân tộc rất bất bình, họ cãi bằng được là chỉ Thánh Quát của ta mới có hào khí bốc trời nhường ấy, thanh cao nhường ấy. Như Hoàng Phủ Ngọc Phan có bài trên tạp chí Sông Hương, đòi “trả lại hào khí cho thanh bảo kiếm của người quốc sĩ và trả lại thanh khí cho loài hoa mai của người nghệ sĩ”[1]. Tôi cho đây là một câu đại ngôn, kiểu cao hứng nói càn. Cao Bá Quát mà thành bậc quốc sĩ thì ghê thật! Còn “thanh khí” với hoa mai thì xin thưa, trong […]
Vàng là kim loại quý, những ích lợi của vàng khỏi kể thêm rườm; những ai không biết giá trị của vàng thì đi khám tâm thần, nha nha! Bài viết này vì vậy xin được khoanh lại, chú trọng vào một diệu dụng của vàng mà ít ai để ý, đó là vàng hoàn toàn có thể ăn được, theo nghĩa đen. THẾ GIỚI Trước hết, cần hiểu ăn vàng là một hành vi văn hóa, một tập tục lâu đời. Tiêu biểu là nền văn minh Ai Cập cổ đại cách nay 5.000 năm. Từ thời đó, với người Ai Cập thì Thần Ra – Thần Mặt trời – là vị thần tối linh. Ánh nắng ban mai của thần liên quan tới sức mạnh sáng tạo. Và vàng, với ánh kim chói lọi của nó, được xem là hiện thân của Thần Ra. Người Ai Cập cổ đại do đó đã dùng vàng làm đồ trang sức, bùa hộ mệnh và mặt nạ Pharaoh, với niềm tin nó có thể bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Họ đã cực kỳ minh triết khi sớm nhận ra kẻ phàm phu nào chịu khó ăn vàng […]
Thần Tài là vị thần chủ quản kim tiền, tài phú của Trung Hoa. Tiền bạc là mối bận tâm hàng đầu suốt kiếp, nên thần Tài đặc biệt được hâm mộ. Tùy theo vùng miền, nghề nghiệp mà có những truyền thuyết khác nhau về thần Tài. Đếm sơ số lượng các truyền thuyết phổ biến cũng băm mấy trự, dư sức lập hai đội bóng, với cả hàng ghế dự bị. Có thể nói, về truyền thuyết thì thần Tài đa dạng và phức tạp nhất. Phân biệt theo tín ngưỡng thì có thần Tài của Đạo giáo, Phật giáo[1], và tín ngưỡng dân gian. Theo hình tượng lại có Văn Tài thần với Võ Tài thần. Đã “Ngũ đại Tài thần” (coi sóc bốn phương và trung ương), lại thêm “Tứ phương Tài thần”, gộp lại thành bộ “Cửu lộ Tài thần”, khiến người ta không khỏi hoa mắt ù tai. Ở đây chỉ điểm danh vài vị nổi bật[2]. 1- NGŨ ĐẠI TÀI THẦN 五大財神 – Vương Hợi 王亥: thủ lĩnh đời thứ 7 của bộ lạc Thương; cũng là tổ 8 đời của Thành Thang (vua thành lập nhà Ân). Hợi phát triển chăn nuôi, […]
Tục thờ Táo quân có từ rất sớm. Trong “Lễ ký”, bộ sách do các môn đệ Khổng tử ghi chép, ở thiên “Điển lễ hạ” đã có nói về việc thờ cúng này. Tức là ít ra, từ hơn hai ngàn năm trước, người Tàu đã có tục cúng Táo quân. Thời xưa dùng bếp lò bằng đất nung để đun củi, lò đất này được người trong nhà kính trọng, bởi nó tượng trưng Táo thần; dân gian có tục kiêng kỵ khua gõ lên hoặc hỗn xược hơn, bước ngang lò. Về sau, khi biết đốt bằng than, dầu, gaz… bếp lò ngày thêm tiện dụng và mỹ quan hơn, nhưng tín ngưỡng Táo quân vẫn giữ vẹn nếp cũ. Về Táo thần, tựu trung có 6 thuyết chính. 1- Theo “Hoài Nam tử” (bộ sách thể hiện tư tưởng Lão Trang, hoàn thành năm 139tr.Cn), thiên “Vi chỉ”, thì Hiên Viên (tức Huỳnh đế) sau khi mất, về trời được Ngọc đế phong làm Táo quân. 2- Theo “Chu Lễ”, bộ điển tịch về quan chế được biên soạn thời Chiến quốc (770-476trCn), thì Chúc Dung 祝融 (còn gọi Xích đế, vị thần lửa) là Táo […]
Thiên di là sự kiện lớn đời người, cũng là hiện tượng tất yếu trong lịch sử phát triển của nhân loại. Riêng ở Trung Hoa, hơn 4.000 năm qua, vì nhiều lý do, lớp lớp người Tàu đã phải chấp nhận tha hương để mưu cầu hạnh phúc. Lịch sử Trung Hoa từng có nhiều cuộc thiên di quy mô. Xuyên suốt từ Tiên Tần cho đến cận đại, những làn sóng dịch chuyển dân cư của Trung Hoa đã gây xáo trộn lớn cũng như tạo ra những thúc đẩy kinh tế, giao thoa văn hóa ở các khu vực mà chúng hướng tới. Thời xa xưa ấy, có nhiều nguyên nhân khiến dân Tàu phải lựa chọn thiên di: vì chính trị, kinh tế, quân sự, thiên tai, và cả lý do tín ngưỡng. Tình trạng thiên di thường cực kỳ phức tạp, mỗi thời kỳ có những đặc trưng riêng, với khuynh hướng, quy mô, cự ly, và hình thức khác nhau. 1- THỜI TIÊN TẦN Truyền thuyết về giai đoạn huyền sử Tam đại (Hạ-Thương-Chu) phản ánh những cuộc di cư lớn của các bộ lạc. Trận chiến khốc liệt ở Trác Lộc[1] cho thấy […]
FOXSTUDY gặp gỡ, học hỏi, nghiên cứu và cùng phát triển
Đừng ngần ngại. Hãy tham gia cùng chúng tôi ngay!
Cộng đồng tác giả & dịch giả FoxStudy là nơi các bạn có thể đăng tải và theo dõi các nghiên cứu và tác phẩm dịch, sáng tác văn chương độc lập.
Đây cũng là nơi các bạn có thể kêu gọi gây quỹ, bày tỏ sự ủng hộ hoặc tìm người hợp tác trong các dự án dịch thuật, nghiên cứu và sáng tác.